X I M= N
c. Sự chế ngự chukỳ kinh doanh của chính sách ổn định kinh tế
7.2.1. Cán cân thanh toán quốc tế
a. Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ một nước với các nước còn lại trên thế giới.
b. Cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế
Gồm 2 tài khoản chính: TK vãng lai và TK vốn
- Tài khoản thanh toán vãng lai (TK vãng lai): Ghi chép các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài.
Tài khoản này bao gồm các khoản mục:
+ Khoản mục giá trị kinh doanh hàng hoá (còn gọi là thương mại hữu hình). + Khoản mục giá trị kinh doanh dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình). + Thu nhập ròng về tài khoản của công dân
+ Các khoản viện trợ (cho nước ngoài hoặc nhận của nước ngoài)
Trong đó, khoản mục giá trị hàng hoá và dịch vụ là 2 khoản mục chính tạo nên cán cân thương mại.
- Tài khoản tư bản (Tài khoản vốn): Ghi chép các giao dịch trong đó tư nhân hoặc Chính phủ cho vay và đi vay phần lớn thực hiện dưới dạng mua hay bán tài sản.
- Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản tư bản Cán cân thanh toán = Tài khoản vãng lai + tài khoản vốn
Khoản mục Khoản có (+) Khoản nợ (-)
1. TK vãng lai
- Cán cân thương mại
+ Xuất, nhập khẩu hh GT hàng hoá xk GT hàng hoá nk + Xuất, nhập khẩu dv GT dịch vụ xk GT dịch vụ nk - Viện trợ và thu nhập
ròng
Nhận viện trợ, TN từ nước ngoài
Viện trợ, chi trả TN cho nước ngoài
2. TK tư bản - Tư nhân - Chính phủ
3. Cán cân thanh toán
- Thặng dư +
- Thâm hụt -
4. Kết toán chính thức
c. Quy tắc ghi chép cán cân thanh toán quốc tế
- Nếu một giao dịch mang lại ngoại tệ cho quốc gia được gọi là khoản có và được ghi chép như là một khoản dương (+).
- Nếu một giao dịch phải chi tiêu ngoại tệ, đó là khảon nợ, va được ghi chép như là một khoản âm (-).
Ví dụ: Xuất khẩu thu được ngoại tệ là khoản có, Nhập khẩu chi ngoại tệ là khoản nợ