X I M= N
b. Đường tổng cung trong dài hạn
Trong phần (2) ở mục I đã nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố quyết định đến lượng cung về hàng hoá dịch vụ như cung lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ… đã chuyển các yếu tố đầu vào này thành sản phẩm. Do mức giá không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định dài hạn này của GDP thực tế trong dài hạn nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng (như hình 5.1b). Trong dài hạn, sau khi các thành phần của chi phí đã được điều chỉnh, các tác nhân trong nền kinh tế sẽ gặp cùng một tỷ số giá trên chi phí như đã gặp trước khi có sự thay đổi của cầu, do đó sẽ không còn động lực nào khiến họ tăng sản lượng của mình lên nữa.
5.2. Chu kỳ kinh doanh
5.2.1. Khái niệm
Chu kỳ kinh doanh xảy ra khi hoạt động kinh tế tăng tốc hay chậm lại xen kẽ nhau theo thời gian, hay nói chính xác hơn ta có thể hiểu chu kỳ kinh doanh là sự dao động lên xuống của tổng sản phẩm quốc dân thực tế theo thời gian (hình 5.2).
Từ khái niệm và hình 5.2 ta rút ra một số nhận xét sau:
- Chu kỳ kinh doanh được đánh dấu bằng sự mở rộng hay thu hẹp tổng sản phẩm quốc dân thực tế.
- Điểm nổi bật của các chu kỳ kinh doanh là có tính bao trùm, các chu kỳ kinh doanh thường lặp đi lặp lại nhưng do có tính định kỳ, không mang tính quy luật, không có hai chu kỳ kinh doanh nào giống nhau.
- Các nhà kinh doanh thường chia chu kỳ kinh doanh thành hai giai đoạn: suy thoái (thu hẹp, khủng hoảng) và mở rộng (tăng trưởng).
Hình 5.2. Chu kỳ kinh doanh
GNP TTế t Đỉnh Đỉnh Đỉnh Đáy Bành trướng Mở rộng Khủng hoảng Khủng hoảng Khủng hoảng
+ Đỉnh của chu kỳ kinh doanh là điểm cao nhất mà tổng sản phẩm quốc dân thực tế đạt được trong mỗi chu kỳ kinh doanh.
+ Đáy của chu kỳ kinh doanh là điểm thấp nhất mà tổng sản phẩm quốc dân thực tế đạt được trong mỗi chu kỳ kinh doanh.
+ Sự đi xuống của chu kỳ kinh doanh tức là khoảng cách từ đỉnh đến đáy của chu kỳ kinh doanh được gọi là suy thoái (khủng hoảng, thu hẹp). Điều này có nghĩa là tổng sản phẩm quốc dân thực tế giảm xuống từ chỗ cao nhất đến chỗ thấp nhất.
+ Sự đi lên từ đáy đến đỉnh kế tiếp của chu kỳ kinh doanh được gọi là thời kỳ mở rộng (tăng trưởng).
5.2.2. Đặc điểm của chu kỳ kinh doanh
* Đặc điểm thường gặp ở giai đoạn suy thoái
- Tiêu dùng của dân chúng giảm nhanh, hàng hoá tồn kho có xu hướng tăng lên ngoài dự kiến. - Đầu tư vào kinh doanh, dịch vụ hàng hoá của hãng để tái sản xuất mở rộng (như xây dựng nhà xưởng mới, mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm trang thiết bị máy móc…) cũng giảm theo.
- Số lao động có việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao. Chi tiêu cho trợ cấp thất nghiệp tăng.
- Lạm phát giảm, nhưng chính sách kinh tế vĩ mô không thích ứng thì cũng có thể dẫn tới vừa suy thoái vừa lạm phát.
- Giá chứng khoán giảm xuống khi các nhà đầu tư cảm nhận được chu kỳ kinh doanh đi xuống. Tuy nhiên do cầu tín dụng giảm lãi suất cũng có thể giảm theo.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nên giảm đầu tư. - Số thu về thuế giảm
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội bất ổn. * Đặc điểm thường gặp ở giai đoạn mở rộng
- Tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, thu nhập dân chúng tăng nên chi tiêu của họ cũng được tăng lên một cách đáng kể.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, kéo theo là đầu tư của các hãng, đầu tư nước ngoài tăng. - Chi tiêu của chính phủ tăng, số thuế thu được nhiều nên ngân sách thường thặng dư. - Lạm phát tăng, thất nghiệp giảm.
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội phát triển và ổn định vững chắc.
Từ đặc điểm trên ta có thể thấy rằng đặc điểm của giai đoạn mở rộng là hình ảnh phản chiếu của giai đoạn suy thoái.
5.2.3. Các nguyên nhân của chu kỳ kinh doanh
Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh hiện nay đang được các nhà kinh tế học vĩ mô quan tâm và tranh luận khá sôi nổi. Những ý kiến cho rằng phần lớn là do những dao động của tổng cầu, hoạ hoằn mới do sự chuyển dịch của tổng cung gây ra. Nhưng vấn đề đặt ra ở
đây là nhân tố nào làm cho tổng cầu và tổng cung dịch chuyển? Tại sao nền kinh tế có giai đoạn mở rộng, có giai đoạn thu hẹp như vậy?
Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh chia thành 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh đó là nhóm nhân tố ngoại sinh và nội sinh.
- Nhóm nhân tố ngoại sinh: là nhóm nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế. Nhóm này bao gồm dân số, chiến tranh, hệ thống chính trị, điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết…), những phát kiến và đổi mới công nghệ biến động. Gần đây nhiều nhà kinh tế phân tích cho rằng nền kinh tế thế giới dễ rơi vào cuộc khủng hoảng do những lo ngại của dân chúng sau khi có cuộc xâm lược của Mỹ ở Irắc.
- Nhóm nhân tố nội sinh: là nhóm các nhân tố bên trong bản thân hệ thống kinh tế vốn chứa đựng những cơ chế làm nảy sinh ra chu kỳ kinh doanh. Mọi sự mở rộng (bành chướng) đều nuôi dưỡng sự suy thoái (thu hẹp) và mọi sự thu hẹp đều nôi dưỡng sự mở rộng theo một chỗi lặp đi lặp lại.
5.2.4. Một số lý thuyết về chu kỳ kinh doanh
Mặc nhiên, hiện nay chúng ta cũng cần quan tâm đến một số lý thuyết về chu kỳ kinh doanh đó là:
- Lý thuyết tiền tệ cho rằng sở dĩ có chu kỳ kinh doanh là do sự mở rộng chính sách tiền tệ (thông qua việc tăng mức cung tiền) và thắt chặt chính sách tiền tệ (bằng việc giảm mức cung tiền hoặc tăng lãi suất).
- Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng đánh giá những những nhận thức sai lầm về sự vận động giá cả và tiền lương đã khiến cho các tác nhân trong nền kinh tế cung ứng quá nhiều lao động hay quá ít lao động dẫn đến chu kỳ kinh doanh.
- Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế phát biểu rằng những biến động về năng suất tích cực hay tiêu cực trong một khu vực có tính lan toả sang các phần khác của nền kinh tế và gây ra những dao động.
- Lý thuyết chính trị cho rằng các dao động là do các chính trị gia – người lôi kéo các chính sách tài khoá và tiền tệ để được tái đắc cử.
- Mô hình gia tốc - số nhân: lý thuyết này cho rằng biến động ngoại sinh được lan truyền bằng một số nhân đi cùng với một lý thuyết đầu tư (được gọi là lý thuyết gia tốc). Do đó, chúng tạo ra những dao động chu kỳ có tính quy luật của sản lượng.
Đầu tư tăng sản lượng tăng (theo mô hình số nhân) đầu tư tăng (theo nguyên tắc gia tốc) sản lượng tăng (theo mô hình số nhân)… Đạt đến đỉnh chu kỳ.
Tiếp đến sản lượng ngừng tăng đầu tư giảm (theo nguyên tắc gia tốc) sản lượng giảm (theo mô hình số nhân)… Chạm đáy chu kỳ.
Tiếp đến, đầu tư tăng lên và thời kỳ mở rộng lại bắt đầu.
Tóm lại, đà tư tăng lên sẽ làm cho sản lượng được khuếch đại qua mô hình số nhân. Sản lượng tăng lên làm cho xu hướng đầu tư cận biên tăng. Quá trình này tiếp diễn không ngừng đã tạo ra những dao động của chu kỳ kinh doanh.
Các lý thuyết nêu trên hiện nay còn nhiều vấn đề tranh luận nhưng chúng đều chứa đựng những yếu tố hiện thực ở mối quốc gia, mỗi một giai đoạn nhưng không có một lý thuyết nào đúng hoàn toàn trong mọi hoàn cảnh.
5.2.5. Tác động của chu kỳ kinh doanh
Một vấn đề đặt ra ở đây là tại sao tổng sản phẩm quốc dân thực tế quá nhiều hoặc quá ít là không tốt, hay nói một cách khác dao động của chukỳ kinh doanh quá lớn ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh tế - chính trị, xã hội.
+ Trước hết chu kỳ kinh doanh tác động đến lạm phát.
Nếu GNP thực tế tăng quá nhiều so với GNP tiềm năng dẫn đến lạm phát cao, lạm phát tăng cao đưa nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng do đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chậm, tình hình chính trị, xã hội không ổn định. Điều này thực tế đã chứng minh ở một số nước châu Á trong những năm đầu của thế kỷ 21.
Ta có thể nhận thấy rằng khi GNP thực tế giảm xuống quá nhiều so với GNP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hay nói một cách khác là số lao động có việc làm giảm, số lao động thất nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này cũng dẫn đến nền kinh tế sa sút, chính trị, xã hội cũng không ổn định.
Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh còn tác động đến các lĩnh vực khác như đầu tư, ngân sách của chính phủ, cán cân thanh toán quốc tế, tâm lý và lòng tin của mọi người.
5.2.6. Chế ngự các chu kỳ kinh doanh: chính sách ổn định nền kinh tếa. Sự không ổn định của nền kinh tế a. Sự không ổn định của nền kinh tế
* Các "cú sốc"đối với tổng cầu:
Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm E0, ta tìm được giá và sản lượng thực tế cân bằng (Pa0 và Qa0). Giả sử vì một lý do nào đó mà một làn sóng bi quan lan ra toàn bộ nền kinh tế. Những lý do đó có thể là sự thay đổi chi tiêu trong các hộ gia đình, hãng và chính phủ suy giảm, làm cho tổng cầu về lượng hàng hoá dịch vụ cũng giảm theo.
Hình 5.3 cho chúng ta thấy ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu đó. Đường tổng cầu trong ngắn hạn dịch chuyển từ AD0 đến AD1. Nếu không có sự thay đổi nào của tổng cung thì nền kinh tế sẽ hình thành trạng thái cân bằng mới tại điểm E1. Tại điểm này sản lượng thực tế giảm từ Qao đến Qa1, mức giá giảm từ Pa0 đến Pa1.
Hình 5.3.Sự suy giảm của tổng cầu
P Pa0 Pa1 0 Qa1 Qa0 QP Q (Y) AS0 E1 E0 AD 1 AD0 SLTN
Sự suy giảm sản lượng này cho thấy nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Mặc nhiên cũng phải nhận thức được rằng mức độ của sự giảm của sản lượng và giá cả tuỳ thuộc mức độ tác động mạnh hay yếu của làn sóng trên và độ dốc củ đường AD0 và AS0.
Giả sử tốc độ lưu thông tiền tệ tăng, chi tiêu của chính phủ tăng… làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải theo chiều hướng tăng tổng cầu.
Hình 5.4.Sự gia tăng của tổng cầu
Từ hình 5.4 có thể nhận thấy rằng trong ngắn hạn khi tổng cầu tăng làm cho sản lượng thực tế tăng cao hơn so với sản lượng tiềm năng và giá cũng tăng theo.