Khối lượng hàng hoá vận chuyển

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 35)

II. Thực trạng và thị phần chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của vận tải biển Việt Nam

1. Khối lượng hàng hoá vận chuyển

Vài năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng lượng hàng hoá lưu thông nội địa, các mặt hàng xuất nhập khẩu như gạo, cà phê, tiêu, hạt điều, dầu thô, khí đốt… cũng tăng đáng kể. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới có sự tăng trưởng đáng kể.

Ngoài 2 mặt hàng lớn là gạo và phân bón, một số mặt hàng khác như cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản…sang châu Âu, Mỹ, cũng tăng nhanh. Khối

lượng hàng hoá vận chuyển ven biển giai đoạn 2001 - 2010 tăng trung bình 17%/năm. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2001 là 57,79 triệu tấn, dự báo đến năm 2010 sẽ đạt 108 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ là 210 triệu tấn.

Thị trường hàng hóa trong nước có nhiều khởi sắc, thị trường nước ngoài có những tín hiệu đáng mừng. Trong khu vực, Indonesia và Philippines vẫn là 2 nước nhập khẩu gạo lớn của nước ta. Lượng hàng xuất nhập khẩu của Thái Lan cũng vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, đội tàu biển của những nước này không đáp ứng kịp, vì vậy, đội tàu biển Việt Nam ngoài việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trong nước vẫn còn nhiều cơ hội để chia sẻ thị trường với các nước trong khu vực. Bên cạnh đú, cỏc nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành vận tải biển Việt Nam.

Việc thông thương những khối lượng hàng lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu dựa vào vận tải biển. Đặc biệt, do không có biển nên hầu hết lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đều thông qua các cảng biển Việt Nam vì thế việc đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đã và sẽ là nguồn hàng lớn cho đội tàu biển của chúng ta. Ngoài ra, còn phải kể đến Ấn Độ đang thiếu nghiêm trọng tàu vận chuyển do lượng hàng xuất nhập khẩu quá lớn.

Biểu đồ 3: tăng trưởng khối lượng hàng hoá bằng đường biển 0 20000 40000 60000 80000 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Triệu tấn

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của cả các công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển thì khối lượng vận chuyển đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO khối lượng hàng hóa thông qua các cảng đã tăng nhanh chóng. Năm 2006 khối lượng đạt 154,5 triệu tấn, tăng 11,02% so với năm 2005, trong đó hàng container đạt 3,42 triệu TEUs, tăng 17,51%, hàng khô đạt 67,8 triệu tấn, tăng 11,84%. Ở một số khu vực, kết quả hoạt động vượt xa so với quy hoạch, dự báo trước đó. Cụ thể, khu vực cảng vùng kinh tế trọng điểm phía Năm 2006 xếp dỡ được 79.3 triệu tấn hàng, trong khi dự báo đến 2010 chỉ là 53 tiệu tấn. Khối lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn Hải Phòng 10 tháng đầu năm 2007 tăng mạnh, với gần 18,5 triệu tấn, vượt 26,7% cùng kỳ năm trước. Sản lượng vận tải biển năm 2007 ước đạt 59.376.000 tấn hàng hoá, tăng 20% so với năm 2006. Trong đó, container đạt 1.347.000 TEU, tăng 21%, vận tải nước ngoài đạt 44.286.000 tấn và vận tải trong nước đạt 15.090.000 tấn.

Sáu tháng đầu năm nay, cả nước đó cú 46.865 lượt tàu biển ra vào, hoạt động ở các vùng biển nước ta, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm 2007, đặc biệt ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cũng tăng cao, đạt hơn 101 triệu tấn, tăng 17,91%, sản

lượng vận tải của đội tàu biển quốc gia đạt 32,77 triệu tấn, tăng 52,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)