II. Giải pháp từ phía nhà nước
3. Nâng cao chất luợng đội tàu biển
Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số tiến bộ nhất định nhưng tỷ lệ và số lượng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở các cảng nước ngoài vẫn ở mức cao và Việt Nam vẫn chưa thể ra khỏi “Danh sách đen” của Tokyo MOU. Thực tế đáng buồn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và gây khó khăn, thiệt hại cho đội tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến hàng hải quốc tế.
Trước thực trạng đó, ngày 23/3/2006, cục hàng hải Việt Nam đã tổ chức hội nghị thống nhất các biện pháp giảm thiểu tiến tới và loại trừ việc tàu biển Việt Nam bị lưu giữ qua kiểm tra. Về phía cục hàng hải Việt Nam, đã thống nhất một số biện pháp nhằm hạn chế việc tàu biển Việt Nam bị lưu giữ nhiều ở nước ngoài. Cục hàng hải Việt Nam yêu cầu các cảng vụ hàng hải phải tăng cường kiểm tra những tàu, đội tàu của các chủ tàu đã bị lưu giữ ở các cảng biển nước ngoài ngay sau khi tàu về đến cảng biển Việt Nam và đang hoạt động tại các cảng Việt Nam, yêu cầu bắt buộc các tàu phải khắc phục những khiếm khuyết còn tồn tại. Bảo đảm 100% tàu biển Việt Nam trước chuyến đi hoạt động tuyến quốc tế phải được kiểm tra vào thời điểm thích hợp trước khi nhận hàng xuất khẩu hoặc trước khi tàu rời cảng đi các cảng nước ngoài (đối với các tàu chạy ballast). Nội dung kiểm tra như kiểm tra PSC và chỉ cấp phép rời cảng cho tàu khi các khiếm khuyết phát hiện đã được khắc phục. Nếu tàu bị lưu giữ nhiều lần thì kiên quyết không cho tàu đó tiếp tục được chạy tuyến
nước ngoài. Cục đang phối hợp chặt chẽ với cục đăng kiểm đề xuất những biện pháp mạnh mẽ đối với các tàu, các chủ tàu thường xuyên bị lưu giữ ở nước ngoài, trong đó không loại trừ khả năng không làm thủ tục cho các tàu đó xuất cảnh.
Ngoài ra các cảng vụ Hàng hải Việt Nam tăng cường kiểm tra chặt chẽ, xử lý, lưu giữ các tàu của các nước có chính quyền hàng hải lưu giữ tàu biển Việt Nam khắt khe khi đội tàu của họ có những vi phạm tương tự.
Dự kiến đầu năm 2009, cục hàng hải Việt Nam sẽ phối hợp với cục đăng kiểm Việt Nam tổ chức hội nghị tiếp tục thống nhất các biện pháp giảm thiểu, tiến tới loại trừ việc tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài; đồng thời, có thể áp dụng những biện pháp mạnh hơn nữa, như cấm các tàu bị lưu giữ quá 2 lần trong 1 năm hoặc công ty cú quỏ 2 lần số lượt tàu của công ty bị lưu giữ không được phép hoạt động tuyến quốc tế...
Cần có kế hoạch đầu tư để phát triển đội tàu trong nước để tăng cường năng lực cả về số lượng và kích cỡ đội tàu, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đội tàu hiện có thông qua các chính sách khuyến khích hỗ trợ hợp lý. Trước mắt, cần tập trung cụ thể hóa và thực hiện các quy định tại quyết định số 149/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đội tàu Việt Nam. Xem xét bãi bỏ các quy định tạo nên sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa các đối tượng trong việc tham gia thị trường dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ bổ trợ khác có liên quan như giao nhận, kho vận, vận tải đa phương thức... Có chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ hàng hải bổ trợ, đặc biệt là dịch vụ vận tải đa phương thức để chuyển giao công nghệ quản lý, kinh nghiệm làm ăn và mạng lưới khách hàng sẵn cú.Một loạt biện pháp như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử trong cỏc khõu vận tải, xếp dỡ, giao nhận... đồng thời với việc thực hiện một cách có hiệu quả bộ luật quản lý an toàn (ISM Code) của tổ chức hàng
hải quốc tế cũng như các công ước quốc tế cũng đã được đề cập với mục tiêu cuối cùng là tăng sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải biển Việt Nam.
Việc đổi mới đội tàu biển Việt Nam cần được thực hiện một cách đông bộ và toàn diện, toàn diện được hiểu là chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi vấn đề có liên quan đến việc phát triển của đội tàu. Chúng ta thực hiện đổi mới toàn diện nhưng không dàn trải, mà thực hiện có trọng tâm trọng điểm, xác định tính cấp thiết của từng giải pháp để thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn. Sâu sắc có nghĩa là chúng ta không chỉ quan tâm tới việc tăng số lượng tàu mà còn quan tâm tới việc tăng chất lượng tàu, đi theo hướng chuyên dùng và hiện đại hoá. Sâu sắc cũng được hiểu là các biện pháp thực hiện không phải mang tính chiếu lệ mà phải làm đến nơi đến chốn, giải quyết dứt điểm mới đạt được mục tiêu của việc đổi mới. Do nguồn vốn và khả năng tự đổi mới của chúng ta hạn chế nên mỗi bước đi cần tính toán thật kĩ sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Đánh giá hiệu quả sự phát triển đội tàu ngoài lợi nhuận cần tính đến hiệu quả khác như: nâng cao năng lực vận tải của phương tiện, nâng cao khối lượng hàng hoá vận chuyển, nâng cao độ tin cậy an toàn của phương tiện, vòng quay vốn lưu động nhanh, tăng cường khai thác đội tàu, giảm nhẹ các tổn thất…Sự đổi mới có hiệu quả cần phải tớnh trờn cả hai mặt: hiệu quả hoạt động phát triển của đội tàu và hiệu quả sử dụng phương tiện đối với khác hàng. Chúng ta cần phải tính toán toàn bộ các yếu tố từ yếu tố bên ngoài đến những yếu tố bên trong, để vừa nâng cao hoạt động đội tàu vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng phương tiện đối với khách hàng.
Việc xây dựng những đổi mới về chất lượng, quy mô, cơ cấu và tổ chức… dựa trên thực trạng yếu kém của đội tàu biển Việt Nam, nhằm đưa đội tàu biển Việt Nam phát triển hơn về các mặt.
Độ tuổi trung bình của đội tàu biển Việt Nam khá cao thêm vào đó hầu hết các con tàu của Việt Nam đều được đóng với công nghệ lạc hậu, tính năng kỹ thuật kém, thiếu những loại tàu phù hợp với các tuyến đường khai thỏc…
vì thế không thể chạy trên những tuyến vận tải trung bình và xa mà chủ yếu chạy trên những tuyến hàng hải gần, trong điều kiện thời tiết tốt hoặc ven biển. Hơn nữa người thuê tàu ngày càng có yêu cầu cao trong việc lựa chọn tàu để đảm bảo an toàn cho hàng hoá của họ cũng như an toàn chung cho môi trường và con người. Vì thế để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển cho đội tàu biển Việt Nam trước hết phải trẻ hoá đội tàu. Mua những con tàu mới có tính chất kỹ thuật, hiện đại, kết cấu hợp lý và phù hợp với từng laọi hàng hoá cần chuyên chở, có khả năng chạy trên những tuyến đường có điều kiện khắc nghiệt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị truờng và người thuê tàu.
Cần chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng : tàu container, tàu chở dầu, tàu đông lạnh. Do đó nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích đội tàu chuyên dụng phát triển, trong đó:
- Tập trung cao nhất cho hoạt động container đường ngắn(Việt Nam – Đụng Nam Á ) trên cơ sở liên kết , hợp tác cỏc hóng container đã và đang oạt đọng ở nước ta.
- Có những bảo hộ nhất định đối với đội tàu biển quốc gia, như việc cân nhắc cỏc hóng xin mở thêm tuyến hoặc tăng thêm số chuyến tàu, không để tình trạng thừa tàu hay cạnh tranh không lành mạnh xảy ra.
- Nhà nước áp dụng các chính sách hơ trợ giá với vận tải container, miễn hay giảm thuế doanh thu, áp dụng biểu cước xếp dỡ ưu tiên, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các liên doanh hoặc công ty nước ngoài nhằm chống gian lận, trốn thuế, chi hoa hồng quá mức cho phép.
- Đồng thời nâng cấp, hiện đại hoỏ, xõy mới các cầu cảng , bãi container chuyên dụng tại cả 3 vùng. Việc phát triển đội tàu chuyên dụng đem lại nhiều lợi ích đáng kể, đồng thời phát triển đội tàu chuyên dụng có tác dụng thúc đẩy vận tải đa phương thức, giao hàng từ kho đến kho, một phương thức rất có lợi cho chủ tàu Việt Nam.