0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp từ phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 79 -81 )

1. Nâng cao khả năng khai thác từ đội tàu biển Việt Nam

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần phải tận dụng năng lực khai thác của đội tàu biển quốc gia, đây là yếu tố quan trọng vì điều này đảm bảo đầu ra cho đội tàu biển Việt Nam, đặc biệt là các nhà xuất khẩu chính như xăng dầu, phân bón, than, thép, lương thực…Nếu Việt Nam đảm nhận được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của mỡnh thỡ sẽ tăng thu và giảm chi được lượng ngoại tệ lớn từ tiền cước phí mỗi năm, không chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia, cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn giành lại thị phần cho đội tàu biển Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nắm vững nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kỹ thuật đàm phán ngoại thương để giành quyền vận tải, đồng thời luôn phải cải tiến chất luợng sản phẩm để chiếm ưu thế trong đàm phán. Xây dựng mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, nắm vững nghiệp vụ thuê tàu để mạnh dạn thực hiện các hợp đồng thuê tàu Việt Nam

khi giành được quyền vận tải. Sự liên kết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam tạo động lục lớn giúp đội vận tải nâng cao thị phấn, tạo điều kiện cho đội tàu biển Việt Nam phát triển.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam luôn quan tâm nghiên cứu mở rộng thị truờng sản phẩm để mở rộng sản xuất, đồng thời phát triển thị phần và mở rộng thị trường cho đội tàu biển Việt Nam.

2. Hạn chế mua FOB , nhập CIF

Với thói quen mua CIF, bán FOB (mua tại cảng đến và bán tại cảng đi) của các nhà xuất nhập khẩu, việc thua ngay trờn sõn nhà của các doanh nghiệp vận tải cũng là điều khó tránh khỏi.

* Lợi ích khi bán hàng theo điều kiện CIF

Theo bảng minh hoạ dưới đây, nếu trong năm 2007, giả sử tất cả các doanh nghiệp trong cả nước đều xuất khẩu theo điều kiện CIF, chúng ta sẽ xuất khẩu được 50,86 tỷ USD, thay vì chỉ xuất khẩu được 47,54 tỷ USD theo điều kiện FOB, như kế hoạch của Bộ Thương mại. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tầu.

BẢNG 6: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU XK THEO ĐIỀU KIỆN CIF – NK THEO ĐIỀU KIỆN FOB

Điều kiện FOB (Tỷ USD) Bảo hiểm + Cước vận tải (Tỷ USD) Điều kiện CIF (Tỷ USD)

Cán cân xuất siêu dự kiến (Tỷ USD) Năm 2007 -Xuất khẩu - Nhập khẩu 47,54 48,55 (+) 3,32 (-) 3,65 50,86 52,20 (+) 2,31 Theo: www.mot.gov.vn

- Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tầu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định.

- Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tầu (hoặc container): Các công ty này của Việt nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tầu trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tầu.

* Lợi ích khi nhập khẩu theo điều kiện FOB

Thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay, chúng ta nên yêu cầu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB. Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2007 của cả nước chỉ là 48,55 tỷ USD, thay vì 52,20 tỷ USD nhập khẩu theo điều kiện CIF. Số ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 3,65 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tầu phải trả cho nước ngoài.

Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB, đã tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp và cho cá nhân. Đối với quốc gia có thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Với những lợi ích của việc mua FOB, bán CIF các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nên cố gắng mua bán hàng hoá quốc tế theo phương thức này đem lại lợi ích cho đội tàu, giành lại thị phần cho vận tải biển Việt Nam nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 79 -81 )

×