0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khó khăn từ những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 47 -47 )

III. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc tăng thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam

2.2 Khó khăn từ những yếu tố chủ quan

a) Về chất lượng của đội tàu

Chất lượng của đội tàu biển Việt Nam khó có thể làm cho khách hàng kể cả trong nước lẫn ngoài nước hài lòng về mọi phương diện: kỹ thuật, công nghệ (tuổi tàu, chủng loại tàu, trang thiết bị trên tàu, phương thức khai thác) và cả con người. Chính yếu tố chất lượng kém này làm giảm khả năng cạnh tranh của đội tàu biển Việt Nam trên thị trường vận tải biển. Đội tàu biển Việt Nam hiện có quy mô nhỏ, tuổi trung bình cao và còn thiếu tàu chuyên dụng như chở cụng-ten-nơ, dầu, khí hóa lỏng, hàng siêu trường, siêu trọng… Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh cảng và vận tải biển gặp không ít khó khăn trong việc thuyết phục đối tác, khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Đội tàu biển Việt Nam chưa hoàn thiện về mặt chất lượng đã gây ra một thực trạng là tàu Việt Nam bị bắt giữ tại các cảng nước ngoài. Tàu bị lưu giữ tại các cảng đều phải giải quyết theo luật của tổ chức quốc tế , do vậy trách nhiệm của các nước tham gia là phải thực hiện nghiêm chỉnh. Tàu bị giữ khi có chất lượng chưa tốt hay có sự sai khác giữa giấy chứng nhận của tàu với con tàu. Chính quyền cảng sẽ yêu cầu thuyền trưởng khắc phục cho đến khi đạt được sự phù hợp cần thiết mới được rời cảng. Do đó các chủ tàu Việt Nam phải mua trang thiết bị sửa chữa con tàu với giá thành đắt hơn nhiều so với mua trang thiết bị sửa chữa trong nước. Đồng thời kế hoạch chạy tàu bị đảo

lộn, phải trả thêm cảng phí trong thời gian lưu lại, chính quyền cảng sẽ lưu tâm khám xét hơn, phải đền bù trong việc giao chậm hàng hoá va quan trọng hơn cả là lòng tin của khách hàng với chủ tàu bị giảm sút. Điều này càng gây khó khăn hơn trong việc giành quyền vận tải về sau.

b) Giá cước vận tải

Một trong những khó khăn của các chủ tàu là hạ giá cước để tăng thêm khách hàng. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản khi các chủ tàu phải tính toán các yếu tố cấu thành giá cước một cách hợp lý nhất sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận vừa được các chủ hàng chấp nhận và phải có khả năng cạnh tranh với các tàu khác. Giá cước vận tải biển bị ảnh hưỏng rất nhiều yếu tố như: Hàng hoá, tuyến đường, đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu,t ình hình cung cầu và cạnh tranh trờn cỏc tuyến…

Trên thực tế nhưng yếu tố trên là nguyên nhân các chủ tàu Việt Nam khó hạ giá cước vì:

- Về đặc điểm kỹ thuật của đội tàu: đội tàu Việt Nam độ tuổi cao, công suất kém, chi phí sử chứa khá lớn, hơn nữa các nhà máy sửa chữa chưa được trang bị hiện đại nên thời gian sửa chữa kéo dài, chi phí cao, mưc tiêu hao nhiên liệu lớn hơn định mức, số ngày kinh doanh khai thác tàu thấp, chi phí bảo dưỡng cao…

- Về tuyến đường: tàu chạy tuyến đường xa rất ít, hệ thống cảng biển Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của vận tải biển nhiều cảng bị hạn chế luồng lạch và chế độ thuỷ chiều, hệ thống cầu tàu, kho bãi, bến cảng yếu kém làm cảng phí cũng như hoa tiêu phí tăng . Hệ thống trang thiết bị xếp dỡ lạc hậu, làm tăng thời gian của tàu nằm ở cảng, vòng quay phương tiện vận tải giảm.

- Về tình hình cung cầu: đội tàu biển Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh vô cùng găy gắt của cỏc hóng tầu nước ngoài, đặc biệt càng khó khăn hơn tù khi Việt Nam gia nhập WTO và do tình trạng khủng hoảng kinh tế thị trường như hiện nay. Giá cước của các hãng tàu trong nước thường cao hơn giá cước của hãng tàu nước ngoài.

Ngoài ra cac chi phí tiền lương, phụ cấp đi biển của cỏc thuyờn viờn cũng tăng lên, có như vậy các công ty vận tải biển trong nước mới giữ được thuyền viên giỏi cho mình.

Hơn nữa đội tàu Việt Nam chủ yếu vận chuyển theo từng chuyến “ăn đong” nên khả năng bố trí vận tải hàng hoá hai chiều, hay kế hoạch khai thác tàu rỗng rất khó thực hiện. Khó khăn về nguồn hàng cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá lên cao, nhiều hãng tàu cố duy trì các tuyến vận tải, phải chịu tới nhiều cảng xa sóng gió, điều kiện bốc xếp khó khăn nhưng cũng không thay đổi được tình thế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng làm cho lượng hàng trao đổi và cước phí giảm mạnh. Giá cước vận tải giảm 30% có những loại giảm tới 90%. Cho tới nay mọi biện pháp để đội tàu biển hạ giá cước không thu được kết quả bao nhiêu. Nhiều chuyến tàu chấp nhận cước phí thấp làm cân bằng thu chi. thậm chí là lỗ. Xét ở mọi khía cạnh việc giảm giá như hiện nay chắc chắn phìa Việt Nam sẽ không có lợi. Nhà nước sẽ thất thu thuế cước, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phải tăng thêm một khoản chi phí bán hàng, về phía các hãng tàu càng thêm phần bất lợi.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 47 -47 )

×