0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 33 -33 )

I. Khái quát chung về đội tàu biển Việt Nam 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộ

6. Đội ngũ thuyền viên của đội tàu biển Việt Nam

Thuyền viên là một loại hình lao động rất đặc thù. Thuyền viên làm việc cho chủ tàu Việt Nam, trên tàu Việt Nam hoặc tàu mang cờ nước ngoài nhưng lại nay đây mai đó trên thế giới do đó việc đề ra các qui định pháp luật để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho thuyền viên và chủ tàu là vấn đề rất quan trọng. Vài năm trở lại đây, đội tàu của chúng ta phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay chúng ta có hơn 1.150 tàu với hơn 500 tàu chạy viễn dương. Về số lượng thuyền viên, hiện tại, chúng ta có 1.170 thuyền trưởng (gấp 2,3 lần so với số tàu), đại phó 721 (gấp 1,4 lần so với số tàu), máy trưởng 1.038 (gấp 2,1 lần so với số tàu) và máy hai 608 (gấp 1,2 lần so với số tàu). Như vậy sỹ quan quản lý boong gấp 1,9 lần số tàu, sỹ quan quản lý máy gấp 1,6 lần số tàu. Số lượng thuyền viên lại càng không thể thiếu. Đặc biệt hàng năm số thuyền viên mới bổ sung rất nhiều. Và việc giải quyết việc làm cho thuyền viên mới vào nghề vẫn là một vấn đề nan giải cho ngành hàng hải.

Đào tạo thuyền viên đáp ứng đủ về số lượng mà vẫn đảm bảo về chất lượng là một đòi hỏi gắt gao hiện nay và cũng là thách thức lớn với các trung tâm đào tạo. Hiện tại, Việt Nam có 5 cơ sở đào tạo được bộ giao thông vận tải cho phép đào tạo thuyền viên theo chương trình được bộ giao thông vận tải phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện công ước STCW 78/95 và những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các văn bản dưới luật, việc cập nhật sửa đổi bổ sung theo trình tự hành chính hiện nay còn nhiều cấp bậc do đó tính thời sự không được đáp ứng.

Để đào tạo được một người sau khi tốt nghiệp Đại học Hàng hải lên thuyền trưởng, máy trưởng mất thêm ít nhất 10 năm, số trường đào tạo nhân lực hàng hải trên cả nước rất hạn chế, chỉ có hai trường đào tạo bậc đại học (Đại học Hàng hải Hải Phòng, Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ) và một số trường cao đẳng, trung học khác. Đã vậy, giáo trình đào tạo cho cả đội ngũ kế hoạch, khai thác lẫn đội ngũ thuyền viên hiện nay đã lỗi thời, không theo kịp với thực tế. Số lượng hạn chế, chất lượng cũng đang là một vấn đề khó khăn. Chương trình đào tạo ngành hàng hải nặng về lý thuyết, sinh viên không có nhiều điều kiện để thực tập và tiếp cận các kiến thức, công nghệ mới. Các sinh viên giỏi ra trường thì bị các công ty môi giới thuyền viờn, cỏc hãng tàu lớn nước ngoài thu hút hơn, các hãng tàu, công ty vận tải trong nước chỉ có được các sinh viên trình độ hạn chế hơn. Vì vậy, các hãng tàu trong nước luôn trong trạng thái thiếu nhân lực chuyên môn.

Đội ngũ thuyền viên trụ cột hầu hết tuổi khá cao, khả năng giao tiếp tiếng anh hạn chế nờn khụng phát huy hết được năng lực chuyên môn, giảm khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật Hàng Hải mới, cũng như cập nhật bổ sung về luật Hàng Hải của các công ước quốc tế mói có hiệu lực. Điều này gây hạn chế trong công việc do họ phải thường xuyên làm việc tại các cảng nước ngoài.

Thuyền viên trẻ mới tốt nghiệp khá năng động, khá ngoại ngữ nhưng không có kinh nghiệm về nghiệp vụ, ý thức kỷ luật về lao động và sức khoẻ

hạn chế ( so với mặt bằng chung của thuyền viên nước ngoài). Điều này là do một thời gian dài chúng ta chưa chú trọng đến chất lượng của đội ngũ thuyền viờn, thuyờn viờn Việt Nam còn lạc hậu với những tiến bộ mới trong nghành Hàng Hải. Hệ thống đào tạo còn nặng nhiều về lý thuyết, thiếu thực hành, sinh viên nếu có thời gian đi thực tế cũng chỉ là trong thời gian rất ngắn, có những sinh viên đã tốt nghiệp mà chưa bao giờ xuống tàu và chưa biết sóng gió. Do quá thiếu kinh nghiệm nên sinh viên mới ra truờng phải mất nhiều thời gian để rèn luyện về tay nghề mới có thể làm việc được.

Nếu chúng ta cố gắng đầu tư phát triển tàu chuyên dụng hiện đại mà không kèm theo việc nâng cấp , giáo dục đào tạo thuyền viên, không có đội ngũ thuyền viên giỏi thì cũng không thể phát triển xa hơn. Chúng ta có thể thuê thuyền viên nước ngoài nhưng sẽ tốn thêm khoản ngoại tệ không cần thiết . Thêm vào đó, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với thuyền viên như lương, phụ cấp ưu đói… chưa thực sự được khuyến khích, dẫn đến một số thuyền viên giỏi chuyển nghề hoặc làm thuê cho tàu nước ngoài gây thất thoát lớn cho nhà nước.

Nước ta là nước non trẻ trong công nghiệp vận tải biển, hệ thống giáo dục đào tạo chuyên gia, chuyên viên vận tải biển chưa hoàn chỉnh, vì vậy đào tạo và đào tạo lại để hình thành nguồn nhân lực chuyên nghiệp cả trong kinh doanh, khai thác, vận hành đội tàu là yếu tố tiên quyết của các doanh nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 33 -33 )

×