Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 41 - 43)

II. Thực trạng và thị phần chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của vận tải biển Việt Nam

4. Những kết quả đạt được

Thời gian qua, ngành vận tải biển Việt Nam đó cú những bước phát triển đáng kể: đội tàu tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại, thị trường vận tải cũng mở rộng sang nhiều khu vực mới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc, Tây Âu, Tây Phi…

Năm vừa qua, mặc dù chịu nhiều tác động không tốt do giá dầu tăng cao, thiên tai, bão lũ ... nhưng hầu hết các chỉ tiêu của ngành đều vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, đặc biệt sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt hơn 180 nghìn tấn bằng 117% kế hoạch, cao nhất từ trước tới nay. Bên cạnh đó, sản lượng vận tải biển cũng tăng ấn tượng với đội tàu biển quốc gia nâng năng suất vận tải tăng khoảng 20% lên hơn 61 triệu tấn. Năm 2008 có thể sẽ đánh dấu là một năm nhiều khởi sắc trong hoạt động đầu tư cảng biển nước ta với hàng loạt các dự án lớn được đầu tư, khởi công xây dựng.

Vượt lên những khó khăn và tận dụng tốt những lợi thế, nhóm công ty vận tải biển năm 2007 vừa qua đã đạt được những thành quả khá khả quan. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng vận tải biển năm 2007 ước đạt 59.376.000 tấn hàng hoá, tăng 20% so với năm 2006. Trong đó, vận chuyển container đạt 1.347.000 TEU, tăng 21%; vận tải nước ngoài đạt 44.286.000 tấn và vận tải trong nước đạt 15.090.000 tấn. Năm 2008, toàn ngành phấn đấu đạt sản lượng vận tải 70,8 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2007. Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, cả nước đó cú 46.865 lượt tàu biển ra vào, hoạt động ở các vùng biển nước ta, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm 2007, đặc biệt ở 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cũng tăng cao, đạt hơn 101 triệu tấn, tăng 17,91%, sản lượng vận tải của đội tàu biển quốc gia đạt 32, 77 triệu tấn, tăng 52,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đội tàu biển Việt Nam đó có sự phát triển về cả chất và lượng. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR), tính đến ngày 31/8/2007, Việt Nam đó cú 1.194 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4 triệu tấn; trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 1,95 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần gần 2,86 triệu tấn. Bên cạnh đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, các chủ tàu Việt Nam cũng đang quản lý và khai

thác 42 tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài với tổng dung tích gần 440 ngàn tấn đăng ký và trọng tải toàn phần gần 615 ngàn tấn. Ngày càng có nhiều tàu mới, hiện đại với trọng tải lớn được bổ sung vào đội tàu biển Việt Nam. Đội tàu của chúng ta đó cú đầy đủ các loại tàu thương mại khác nhau, bao gồm cả tàu chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, cao tốc và chở khách. Các con tàu treo cờ đỏ sao vàng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở khắp các hải cảng của mọi đại dương, góp phần mang hình ảnh của đất nước Việt Nam đổi mới, năng động đến với bạn bè 5 châu. Đội thương thuyền Việt Nam đã vươn xa đến các thị trường mới ở ễxtrõylia, Tõy Âu, Nam Mỹ, Tây Phi và mới đây là Hoa Kỳ.

Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển trong nước cũng đang phát triển mạnh. Đứng đầu về lĩnh vực vận tải biển phải kể tới Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), với đội tàu hiện có 28 chiếc (tổng trọng tải 494.276 DWT), sản lượng vận tải biển năm 2007 đạt 5,2 triệu tấn, doanh thu 1.900 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 84 tỷ đồng, sản lượng vận tải giai đoạn 2008 -2010 dự kiến tăng 16%/năm với chỉ tiêu năm 2008, tổng sản lượng vận chuyển đạt 6.500.000 tấn. Kế tới là Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart), với số tàu hiện tại là 18 chiếc (tổng trọng tải khoảng 300.000 DWT) và chỉ tiêu sản lượng vận tải 2.000 tấn năm 2008. Ngoài ra, có một số công ty có số lượng tàu khá lớn như Falcom, Vinaship, Vận tải biển Vinalines.

Ngày 12/8/2008, tàu Nosco Glory Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc (NOSCO) đã cập cảng Vancouver, Portland (Mỹ) làm hàng. Đây là tàu hàng rời đầu tiên treo cờ Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, do chủ tàu cũng như thuyền trưởng và thuyền bộ đều của Việt Nam (NOSCO) cập cảng Mỹ - một thị trường mà theo đánh giá của các công ty vận tải biển thế giới là rất khó tính không phải doanh nghiệp vận tải biển nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về tàu biển cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ thuyền bộ. Tàu Nosco Glory có trọng tải 68.591DWT, đóng năm 1994, chiều dài 224m, chiều rộng 32,2m, chiều cao 18,2m, hầm hàng 7x7 nắp, công suất mỏy chớnh 7634KW, tốc độ 14,1 hải lý/giờ, vùng hoạt động không hạn chế. Đây có thể coi là niềm tự hào của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc nói riêng và ngành Hàng hải Việt Nam nói chung, đồng thời khẳng định vị thế của ngành

Hàng hải Việt Nam trên thị trường vận tải biển quốc tế.

Ngoài thành công trong việc thâm nhập thị trường hàng hải quốc tế như châu Mỹ, châu Phi… Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc cũng khá thành công trong việc phát triển đội tàu dịch vụ. Từ năm 2007 đưa đội tàu lên gần 80.000 tấn và đến 6 tháng đầu năm 2008, Công ty lần lượt mua 3 tàu lớn nhất và hiện đại bậc nhất ở Việt Nam.

Năm 2007 là một năm thành công của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam và đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2008 với kết quả SXKD hết sức ấn tượng. Điều này thực sự đã tác động tích cực đến bức tranh toàn cảnh vận tải biển nước nhà, nâng uy tín và vị thế của đội tàu quốc gia trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)