Chính sách pháp lý khuyến khích hàng hải Việt Nam phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 60 - 63)

II. Giải pháp từ phía nhà nước

2. Chính sách pháp lý khuyến khích hàng hải Việt Nam phát triển

Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 thay thế bộ luật Hàng hải 1990. Theo bộ luật năm 2005 Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức cá nhân tham gia đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam, kết cấu hạ tầng cảng biển và thực hiện các hoạt động hàng hải khác tại Việt Nam đồng thời xoá bỏ sự phân biệt phạm vi hoạt động trên tuyến quốc tế giữa tàu biển thuộc doanh nghiệp nhà nước và tàu biển tư nhân. Bộ luật 2005 cũng

không hạn chế các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh các hoạt động hàng hải tại Việt Nam tuy nhiên việc kinh doanh hàng hải còn phải tuân theo các luật pháp có liên quan. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành hàng hải đã không ngừng điều chỉnh giảm mức phí, lệ phí hàng hải cũng như giảm giá dịch vụ tại các cảng biển để đạt mặt bằng khu vực. Theo đó việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu được áp dụng chung một mức thu phí, lệ phí hàng hải, không còn áp dụng hai giá khác nhau, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp kinh doanh tàu biển Việt Nam với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài. Theo biểu phí này một số loại phí hàng hải đã giảm rõ rệt. Việc này thể hiện sự chủ động của hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao khả năng phát triển tăng thị phần vận chuyển cho đội tàu biển quốc gia, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế trong ASEAN, WTO, APEC và hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

Để thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” ngành vận tải biển Việt Nam cần có một số vốn đầu tư lớn, nếu để các doanh nghiệp vận tải biển nguồn vốn này thì sẽ khó lòng đạt được mục tiêu đề ra. Vì thế nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp vận tải biển. Nhà nước có thể hỗ tợ bằng nhiều cách: có thể cho vay từ nguồn vốn ngân sách với lãi ưu đãi và thời gian vay dài hạn. Hình thức này có thể giỳp cỏc doanh nghiệp vay được số lượng lớn để mua những tàu hiện đại, phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Nhà nước cũng có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay hoặc xin các khoản viện trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới (WTO), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), cũng với lãi suất và thời gian vay ưu đãi. Nhà nước cũng có thể tìm kiếm những nguồn vay qua việc ký kết hiệp định, hiệp ước song phương với các nước khác thông qua bảo lãnh của nhà nước. Dĩ nhiên điều cần thiết là các doanh nghiệp phải trình lên nhà nước các luận chứng kinh tế kỹ thuật hợp lý và đảm bảo phát huy có hiệu qủa từ nguồn vốn vay.

các nhà máy đóng tàu trên cơ sở các nhà máy đóng tàu sẽ thực hiện việc đóng mới theo đơn đặt hàng của nhà nước, sau đó nhà nước ký kết bảo đảm tỷ lệ trả góp nguồn vốn và lãi suất, để trả tiền đóng tàu. Khoản tiền này sẽ được trích dần từ lợi nhuận và vốn tự có của doanh nghiệp vận tải biển.

Nhà nước cũng cần có những chính sách phát triển một số ngân hàng và công ty tài chính của ngành hàng hải, các ngân hàng này ra đời nhằm mục đích tạo nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển đội tàu, và hoạt động dưới sự hỗ trợ của Nhà nước.

Hình thức liên kết với nước ngoài hoặc khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn cũng là những giải pháp mang tính khả thi. Tuy nhiên với hình thức liên doanh nhà nước cần quản lý một cách chặt chẽ và hỗ trợ cho phía Việt Nam. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh vận tải biển để tận dụng đáng kể nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên cần xây dựng có định hướng và tổ chức chặt chẽ các đơn vị này, hướng họ theo chiến lược phát triển chung của ngành.

Các chính sách qui định về thuế cho đội tàu biển hiện nay cần phải khéo léo và hợp lý. Nếu nhà nước để mức thuế quá cao sẽ làm giảm khả năng đổi mới của đội tàu, nếu mức thuế thấp quá thì nhà nước sẽ mất nguồn thu đáng kể. Nhà nước cần xem xét giảm thuế nhập khẩu tàu mới, qui định khác nahu về thuế lợi tức và thuế doanh thu giữa doanh nghiệp mau tàu mới và doanh nghiệp đi thuê tàu. Đồng thời giảm thuế vốn cho các doanh nghiệp để họ có diều kiện tái đầu tư xây dựng các đội tàu mạnh. Chúng ta có thể học hỏi các nước trong những biện pháp hỗ trợ về thuế:

- Miễn thuế doanh nghiệp cho các tuyến vận tải biển.

- Giảm thuế VAT cho những nhà xuất nhập khẩu vận chuyển hàng bằng đường biển mà sử dụng tàu trong nước, giành quyền vận tải cho đội tàu biển Việt Nam.

- Nhà nước giảm thuế cho hàng xuất nhập khẩu theo điều kiện bán CIF, mua FOB mà được vận chuyển bởi tàu Việt Nam.

- Miễn thuế thu nhập với các nhân viên vận tải biển. - Giảm thuế bán tàu cũ, mua tàu mới thay thế.

- Giảm thuế nhập khẩu cho ngành vận tải biển xuống mức thấp nhất có thể để ngành đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại trang bị cho tàu.

Nhà nước tuỳ theo tình hình cụ thể vào từng thời điểm nhất định để áp dụng các biện pháp khuyến khích đội tàu biển phát triển.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)