Ngành công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 71 - 73)

II. Giải pháp từ phía nhà nước

4. Nâng cao chất lượng cảng biền

5.2 Ngành công nghiệp đóng tàu

Ngành công nghiệp đóng tàu phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và góp phần thúc đẩy đội tàu biển Việt Nam phát triển. Ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, lại thay đổi, cải tiến liên tục nên không thể nóng vội, đầu tư hàng loạt để hình thành một nền công nghiệp đóng tàu mạnh được. Việt Nam chuyển sang kế hoạch năm năm (2006-2010) đầy tham vọng với tổng mức đầu tư lên đến 3 tỉ đô la Mỹ. Một số mục tiêu chủ yếu của kế hoạch này bao gồm:

- Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và thế giới, bên cạnh các cường quốc đóng tàu hiện nay là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc.

- Nâng tỷ lệ nội địa hóa từ khoảng 15% hiện nay lên 60%; Nâng mức sản lượng từ 300.000 tấn tàu lên 3 triệu tấn vào năm 2010 và chiếm khoảng 6-7% thị phần đóng tàu thế giới (mục tiêu năm 2015 là 5 triệu tấn, chiếm khoảng 10% thị phần).

Các bảng dưới đây cho thấy nhu cầu nội địa dự tính:

Bảng 4: Dự báo số tàu thuyền tăng thêm trong giai đoạn 2001-2010 và 2020

Tàu thuyền 2001-2010 2001-2010 2010-2020 2010-2020

chiếc triệu tấn chiếc triệu tấn

Tàu công-ten-nơ 28 0.47 58 1

Tàu chở dầu 37 1.11 43

Bảng 5: Dự báo số tàu chở khách tới giai đoạn 2005-2010

Tầu thuyền 2005 2010 Đường biển 59 79 Đường sông 522 650 Tổng số 581 729 (Theo: http://www.ambhanoi.um.dk/vi/menu/Dichvuthuongmai/ ) Giai đoạn 2006 -2010:

- Tiếp tục nâng cấp nhà máy đóng tàu Nam Triợ̀u đờ̉ tăng cường năng lực sửa chữa và đóng mới tàu cụng-ten-nơ lờn 50.000 DWT mỗi tàu.

- Hình thành các nhóm các nhà máy đóng tàu ở Dung Quất, Đồng Nai và Cà Mau, trong đó các xưởng đóng tàu ở Dung Quất sẽ sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải tới 100.000 DWT, ở Đồng Nai đóng mới tàu thuyền và tàu chở dầu trọng tải 30.000 DWT.

Giai đoạn 2010 -2020:

- Dần dần di dời các nhà máy đóng tàu nằm ở trong thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ra các khu công nghiệp ngoại ô thành phố. Ngoài kế hoạch cải tạo và xây mới các nhà máy đóng tàu trên toàn quốc, ngành đóng tàu cũng đang xây dựng một chiến lược nhằm dần dần cải thiện chất lượng đào tạo và các dịch vụ liên quan. Chiến lược này ưu tiên:

- Xõy dựng một trung tâm mô hình tàu thủy quốc gia để phục vụ mục đích nghiên cứu.

- Hiện đại hóa công tác thiết kế và hệ thống kiểm soát quản lý cũng như xây dựng một website chính thức của ngành đóng tàu Việt Nam.

- Cộng tác với các trường đại học trong và ngoài nước để hình thành một trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và nhà nghiên cứu hàng hải nhằm đảm bảo nguồn nhân lực bền vững và lâu dài cho ngành.

- Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo công nhân hàng hải để phục vụ công cuộc hiện đại hóa ngành đóng tàu.

Tổng công ty đóng tàu Việt Nam đă đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ nội địa húa lờn 60-70% vào năm 2020. Theo đó, công ty sẽ đặt hai nhóm nhà máy đóng tàu tại Sài Gòn và Cần Thơ để lắp ráp động cơ diesel, xích neo hộp số, nồi hơi và trang thiết bị trên tàu. Tại các tỉnh phía Bắc, mười nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và 7 cầu cảng sẽ được xây dựng để phục vụ công nghiệp đóng tàu tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Những nhà máy đóng tàu trong khu vực này sẽ đóng tàu container, sửa chữa và đóng mới có trọng tải lên tới 50.000 DWT, sản xuất que hàn, trang thiết bị tàu thuyền.

Ở miền Trung, chín nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và một nhà máy sẽ được xây mới tại Dung Quất để sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải 100.000 DWT với vốn đầu tư 152 triệu USD. Ở miền Nam, bốn nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và bốn nhà máy sẽ được xây mới.

Hiện tại, hàm lượng nội địa trong ngành đóng tàu mới chỉ có 30-35%. Phần đóng góp này bao gồm nhân công, vật liệu phụ và một số phụ kiện khác trong khi các trang thiết bị và động cơ chính là nhập khẩu. Vinashin hi vọng sẽ tăng hàm lượng nội địa lên 60% vào năm 2010 bằng cách xây dựng một nhà mày lắp ráp động cơ diezel công suất 20.000hp tại Hải Phòng và những xí nghiệp được xây mới để sản xuất thiết bị cho tàu thuyền và que hàn.

Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp đóng tàu. Nhà nước tạo những điều kiện, chính sách thuận lợi để đầu tư sửa chữa, đóng mới tàu biển. Nhà nước miễn giảm thuế nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho công nghiệp đóng tàu. Đồng thời hỗ trợ vốn cho các chủ tàu trong nước bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn dài tăng cường hợp tác kinh doanh với nước ngoài để thực hiện việc chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật chuyên ngành cho các chuyên gia và công nhân kỹ thuật Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)