0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp thừ phía hiệp hội chủ tàu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 76 -76 )

1. Đối với các thuyền viên

Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cần tăng cường trách nhiệm và có biện pháp phối hợp trong việc kiểm soát chất lượng, quá trình công tác của thuyền viên, nhằm loại bỏ những thuyền viên yếu kém về tay nghề và trách nhiệm nghề nghiệp. Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của các doanh nghiệp vận tải biển cần được tiếp tục đào tạo, hướng dẫn và nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh đó, thuyền viên phải có ý thức trách nhiệm cao hơn nữa trong vận hành khai thác tàu.

Thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có sự phối hợp tốt hơn nữa với các cơ sở đào tạo, huấn luyện sỹ quan, thuyền viên trong việc cải tiến nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ; cập nhật quy định pháp luật hàng hải quốc tế; nâng cao trình độ Anh ngữ chuyên ngành. Cục cũng sẽ tiếp tục rà soát để đề nghị bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật chuyên ngành nhằm nâng cao an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương thức cung ứng thuận lợi, kinh tế các tài liệu, ấn phẩm hàng hải bắt buộc phải có trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải, sẽ tăng

cường đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tổ chức hàng hải quốc tế và đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và kinh tế hàng hải nói riêng. Các công ty vận tải biển nờn cú chế độ đãi ngộ thích hợp với đội ngũ thuyền viên của mình, vừa đảm bảo hiệu quả năng suất lao động, vừa giữ được đội ngũ giỏi trước tình trạng các thuyền viên giỏi chạy sang làm ở các tàu ngoại - một tính trạng báo động hiện nay.

Đội ngũ thuyền viên Việt Nam cần được chú trọng đầu tư có hiệu quẩ để năng cao năng lực cho đội tàu biển Việt Nam.

2. Phát triển chất lượng và qui mô của đội tàu

Các chủ tàu cần tăng cường đổi mới và phát triển đội tàu của mình. Việc đổi mới này một mặt giỳp cỏc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, một mặt góp phần phát triển đội tàu biển quốc gia phù hợp với định hướng của nhà nước. Chính bản thõn cỏc doanh nghiệp phải vừa thúc đẩy nội tại vừa vận dụng ngoại sinh để đạt mục đích phát triển của đội tàu biển. Doanh nghiệp vận tải biển cần phải chú ý đến chất lượng của đội tàu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên để đội tàu luôn ở tình trạng tốt nhất. Các doanh nghiệp cần cố gắng xây dựng đội tàu theo hướng chuyên dụng hoá và hiện đại hoá. Chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng, đặc biệt tàu container, dẫn đến phát triển vận tải đa phương thức, một phương thức vận tải mà các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển thu được nguốn lợi nhuận lớn.

Áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp trong quản lý điều hành để tháo gỡ khó khăn, đầu tư mở rộng đội tàu vận tải biển, đầu tư cơ sở hạ tầng các cảng trọng điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đa dạng hoá lĩnh vực sản xuất kinh doanh phục vụ hoạt động chính là vận tải biển và khai thác cảng biển phát triển bền vững

Để tăng nhanh tấn trọng tải, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và trẻ hoá đội tàu, bên cạnh việc tích cực tìm kiếm, đầu tư mua tàu đã qua sử dụng tại thị

trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp với các nhà máy đóng tàu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình đóng mới 32 tàu trong nước, thực hiện kế hoạch đóng mới 19 tàu vận tải biển trong giai đoạn 2007 –2010 đã được ký hợp đồng nguyên tắc với tập đoàn Vinashin, đồng thời nghiên cứu triển khai đóng mới tàu tại nước ngoài.

3. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức đội tàu

Các doanh nghiệp vận tải biển khi tham gia vào thị trường Hàng hải quốc tế phải nắm bắt được kỹ thuật nghiệp vụ Hàng hải. Các doanh nghiệp vận tải biển cần nắm được qui trình vận chuyển hàng hoỏ , cỏc hệ thống luật về Hàng hải Việt Nam và quốc tế, các Công ước, Hiệp ước về Hàng hải, các luật riêng của từng quốc gia mà tàu chuyên chở hàng hoỏ , cỏc tập quán quốc tế , các tập quán riêng của từng cảng.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tổ chức đội tàu . Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin của Singapore trong quản lý cảng biển. Do sản lượng tăng nhanh dẫn đến việc quản lý và khai thác container của cảng phải chịu nhiều áp lực. việc bố trí tàu lai dắt, cầu tàu, bến bãi và bố trí nhân lực phuạc vụ cho các hoạt động khai thác cảng 24h/ngày, 7ngày/tuần đã khiến guồng máy phải hoạt động hết công suất. Ban lãnh đoạ cảng nhận định nếu cứ tiếp tục khai thác theo phương thức cũ thì thời gian thông quan sẽ kéo dài dẫn đến các tàu có xu hướng ghé vào các cảng lân cận. Vì thế Singapore đã đầu tư và lắp đặt hệ thống thông tin quản lý điều hành cảng. Hệ thống này gồm 4 thành phần hỗ trợ nhau là: CITOS, BOXNET, PORTNET và FAST-CONNECT. Nhờ hoạt động của hệ thống thông tin cảng Singapore dã trở thành một trong những cảng trung chuyển quốc tế khổng lồ. Từ kinh nghiệm của các nhà qủn lý cảng Singapore cùng với sự gia tăng số lượng hàng cũng như số tàu container ra vào cảng Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác cảng biển tại Việt Nam . Vì vậy

chúng ta cũng cần đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu của công nghệ quản lý mới. Ngoài ra chúng ta nên áp dụng cụngnghệ thông tin vào việc thuê tàu, tìm hàng, môi giới Hàng hải, quảng cáo tìm đối tỏc… cũng nên được đưa lên mạng và điện tử hoá.

Do vốn ớt nờn tổ chức doanh nghiệp đơn giản, không chuyên sâu, không có văn phòng đại diện ở các nước khỏc, nờn không có thông tin, công việc phải giải quyết thông qua các đại lý của các công ty nước ngoài. Nguồn nhân lực quản lý kém và lạc hậu, Việt Nam chưa có trường lớp chuyên đào tạo lĩnh vực này, nên chỉ có một số rất ít tự đi du học tại các nước có đào tạo chuyên ngành này. Tính nghiệp đoàn của chúng ta còn thấp, hoạt động rời rạc, thiếu sự hỗ trợ nhau, thậm chí còn cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các doanh nghiệp vận tải biển trên thị trường Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM (Trang 76 -76 )

×