Định hướng phát triển chung nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 55 - 59)

I. Định hướng phát triển chung nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X, 2/2007) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã ghi nhận ý kiến cho rằng thế kỷ XXI sẽ là “Thế kỷ của đại dương”. Theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được thủ tướng phê duyệt thì mục tiêu phát triển sẽ là nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, đến năm 2020 là 35% và vận tải biển nội địa là 100%. Hàng năm chúng ta phải chi một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu dịch vị vận tải nước ngoài, đồng thời để tuột mất cơ hội thu ngoại tệ khi xuất khẩu. Vì vậy trong thời gian tới cần nâng cao thị phần vận chuyển của đội tàu, tận dụng thế mạnh về vị trí địa lý để tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu dịch vụ vận tải. Dựa trên nhu cầu vận tải biển phục vụ nền kinh tế quốc dân và xu thế phát triển của ngành hàng hải và quốc tế, tổng công ty hàng hải Việt Nam đã hoạch định dự án phát triển đến năm 2010, xây dựng một đội tàu hiện đại chuyên môn hoá 50%, để đảm bảo vận chuyển được trên 40% hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2010.

Thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và mục tiêu phát triển kinh tế biển theo nghị quyết trung ương số 09 -NQ/TƯ (khoá X) của ban chấp hành trung ương Đảng, với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung phát triển mạnh kinh tế vận tải biển, khai thác cảng biển, công nghiệp tàu thuỷ, dịch vụ hàng hải song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực hàng hải và nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong ngành hàng hải.

Đặc biệt, tiến hành khởi công xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, góp phần đảm bảo năng lực hàng hoá thông qua cảng của cả nước đạt trên 320 triệu tấn vào năm 2015 và 550 triệu tấn vào năm 2020.

Về kinh tế công nghiệp tàu thuỷ, sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu biển theo hướng quy mô, hiện đại, bền vững, đảm bảo sự cân đối cả về nhu cầu đóng mới cũng như sửa chữa tàu biển, từng bước nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa, chú trọng sản xuất các loại vật tư, thiết bị tàu thủy để đến năm 2020 đạt tỷ lệ nội địa hoỏ cỏc sản phẩm đóng mới trên 60%.

Về phát triển đội tàu biển, sẽ tập trung đầu tư phát triển nhanh đội tàu biển theo hướng trẻ hoá, hiện đại hoá và chuyên dụng hoá góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2015 đạt trên 35% và năm 2020 đạt trên 45% tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển trong nước. Về kinh tế khai thác cảng biển, sẽ đẩy mạnh đầu tư và khai thác các cảng biển đầu mối tại cỏc vựng kinh tế trọng điểm trong cả nước.

Các loại hình dịch vụ hàng hải như đại lý, hoa tiêu, bảo đảm hàng hải, lai dắt tàu biển, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, thu gom rác, nước thải, dịch vụ thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước ngọt, vật tư, thiết bị, sửa

chữa, xếp dỡ hàng hoá, thông quan, kho bãi, logistics, vận tải đa phương thức… cũng sẽ được nâng cấp chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm tính cạnh tranh cả về uy tín và chất lượng trên cơ sở phát huy vai trò của doanh nghiệp hàng hải theo hướng đẩy mạnh việc đổi mới, tổ chức lại, cổ phần hoá doanh nghiệp.

Về công tác quản lý nhà nước của ngành hàng hải, trước mắt, sẽ hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về hàng hải, hoàn thiện pháp luật về hàng hải nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật nhà nước, các điều ước hàng hải quốc tế có liên quan.

Bên cạnh đó, sẽ xây đựng đồng bộ quy hoạch và chính sách phát triển ngành, phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường khả năng hoạt động an toàn và làm giảm thiểu tiến tới loại trừ tàu Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài thông qua các biện pháp như tăng cường công tác quản lý chất lượng kỹ thuật trong quá trình đóng và khai thác tàu, nâng cao chất lượng giám sát kỹ thuật, phân cấp tàu trong quá trình đóng mới và kiểm tra, kiểm soát trạng thái kỹ thuật tàu trong quá trình khai thác, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và sỹ quan, thuyền viên của các đơn vị thiết kế tàu, cơ sở đóng tàu và công ty vận tải biển.

Để vượt qua khó khăn, thử thách, biến tiềm năng thành hiện thực, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời gian tới ngành hàng hải cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng các đề án, văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và tổ chức tuyên truyền thực hiện. Đẩy mạnh cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hàng hải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Rà soát, xây dựng các đề án, văn bản pháp luật, hoàn chỉnh luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi) để quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 5- 2005 và các văn bản dưới luật để các cấp có thẩm

quyền ban hành ngay sau khi luật ra đời. Hoàn thành việc nghiên cứu các quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; quy hoạch chi tiết cỏc nhúm cảng biển 3, 5, 6, cảng biển lớn đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu biên soạn "Quy chế khu vực cảng mở"; đề án gia nhập các Công ước FAL65, SAR79; hiệp định hàng hải giữa Việt Nam với các nước Hoa Kỳ, Xin-ga-po, Mi-an-ma.

+ Tập trung nghiên cứu, xây dựng một số đề án quan trọng; trước hết là, chiến lược phát triển ngành hàng hải Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn dài hạn đến 2045; rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, vận tải biển Việt Nam, công nghiệp đóng tàu; quy hoạch chi tiết hệ thống cảng nổi, bến phao toàn quốc. Đẩy mạnh cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp hàng hải theo tinh thần nghị quyết trung ương 3 (Khoá IX).

+ Yêu cầu của tăng trưởng phải gắn liền với chất lượng, hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao năng lực tổng hợp, phát triển bền vững của toàn ngành.

+ Khẩn trương xây dựng các chương trình, dự án phát triển ngành hàng hải phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 2006- 2010. Tập trung vào các dự án trọng điểm: cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, các cảng cửa ngõ Lạch Huyện (Hải Phũng), Liờn Chiểu (Đà Nẵng), Cỏi Mộp-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu).

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và giải ngân trong xây dựng cơ bản, hoàn thành dứt điểm các dự án trọng điểm đã được đầu tư từ những năm trước. Đa dạng hóa hình thức thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển. Lập qui hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn OCR và các nguồn vốn lãi suất thấp từ nước ngoài; chuyển từ hình thức nhà nước giao vốn sang đầu tư vốn, thực hiện cơ chế bán khoán, cho thuê và thu hồi vốn để tái đầu tư, bảo trì các công trình cảng biển. Phát hành trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu công trình đối với những dự án xây dựng cảng biển qui mô lớn, có vị trí đối với sự phát

triển của khu vực và quốc gia. Mở rộng liên doanh, liên kết với nước ngoài và khu vực tư nhân nhằm thu hút vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, phát triển đội tàu biển quốc gia.

+ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn hàng hải, triển khai xây dựng cơ sở hậu cần cho việc tìm kiếm cứu nạn; tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập trên biển, sẵn sàng tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn ở cấp quốc gia và quốc tế.

Trước những yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, ngành hàng hải đang tiếp tục phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)