II. Giải pháp từ phía nhà nước
4. Nâng cao chất lượng cảng biền
5.3. Dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics và vận tải biển liên quan chặt chẽ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: dịch vụ bốc xếp hàng hoá gồm cả hoạt động bốc xếp container; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoỏ; cỏc dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải và các dịch vụ logistics liên quan khác
Hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong vận tải biển ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài. Chưa có một Doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc... là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của logistics ở nước ta. Tại nhiều nơi, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa có hệ thống kho tàng bến bãi hoặc nếu có thì cũng rất thô sơ, không đồng bộ và thiếu các thiết bị bốc xếp chuyên dụng. Các trục đường bộ của ta không được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không ... Ông Bùi Ngọc Loan - Chủ tịch Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam đã khẳng định muốn phát triển logistics, trước hết chúng ta phải phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ này trong đó cảng biển cần được ưu tiên số một. Việc đầu tư phát triển cảng biển cũng cần phải được tiến hành đồng
bộ với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy nội địa. Việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng cần có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các ngành đường bộ, đường sắt, đường sông để tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín qui trình công nghệ vận tải đa phương thức và logistics một cách có hiệu quả.
Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.