- Kết quả phân tích gen dystrophin của thai nhi:
4.2.3. Phân bố vị trí các exon bị đột biến mất đoạn
Trong 20 bệnh nhân tìm thấy đột biến xóa đoạn gen, có 3 bệnh nhân xảy ra đột biến ở vùng tận cùng 5’ từ exon 1 đến exon 19; chiếm tỷ lệ 15%, đột biến ở vùng trung tõm (từ exon 40 đến 55) chiếm 65%, có hai bệnh nhân có đột biến kéo dài từ đầu tận 5’ đến trung tâm. Đặc biệt, nghiên cứu phát hiện được hai bệnh nhân xảy ra đột biến ngoài vùng hotspot, chiếm tỷ lệ 10% các bệnh nhân có đột biến mất đoạn. Như vậy, 90% bệnh nhân DMD xảy ra đột biến mất đoạn gen nằm trong hai vùng hotspot là vùng trung tâm và vùng tận cùng 5’. Chỉ có 10% đột biến mất đoạn gen xảy ra ngoài vùng hotspot. Kết quả nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu của den Dunnen (1989) và Beggs (1990), tác giả cho rằng: đột biến mất đoạn chủ yếu xảy ra ở hai vùng hotspot [33], [47]. Theo Chamberlain (1998), 90-95% đột biến xóa đoạn có thể được xác định bằng khuếch đại các exon thuộc hai vùng trọng điểm (hotspot), chỉ khoảng 5-10% đột biến mất đoạn xảy ra ngoài vùng hotspot [41].
Năm 2002, Lai đã so sánh đột biến mất đoạn gen dystrophin của các bệnh nhân DMD thuộc 3 dân tộc ở Singapore, Nhật Bản, Việt Nam và kết luận rằng không có sự khác biệt về phân bố vị trí exon đột biến của 3 dân tộc này và các đột biến mất đoạn gen chủ yếu tập trung ở vùng trung tâm (chiếm tỉ lệ 62-70%), 25-33% đột biến xảy ra ở vùng đầu tận 5’ [77]. Sura đã phân tích 202 bệnh nhân DMD Thái Lan và phát hiện có 59% bệnh nhân xảy ra đột biến ở vùng trung tâm, 30% bệnh nhân có đột biến mất đoạn các exon ở đầu tận 5’ [125]. Đối với bệnh nhân DMD Việt Nam, năm 2004, Trần Võn Khỏnh đó phân tích gen dystrophin của 85 bệnh nhân bằng phương pháp PCR. Sử dụng 19 cặp mồi đặc hiệu khuếch đại 19 exon thuộc hai vùng hotspot, tác giả
đã phát hiện được 32 trường hợp (chiếm tỉ lệ 38%) có đột biến mất đoạn gen. Hầu hết các đột biến này đều tập trung ở vùng trung tâm của gen, chiếm tỉ lệ 66%; 22% trường hợp xuất hiện đột biến xóa đoạn ở vùng đầu tận 5’ và 12% có đột biến xóa đoạn kéo dài từ vùng tận 5’ đến vùng trung tâm của gen [10]. Như vậy, kết quả về sự phân bố vị trí exon đột biến của chúng tôi tương tự như các tác giả khác: 2/3 đột biến mất đoạn xảy ra ở vùng trung tâm của gen dystrophin. Điều này giúp chúng ta nghĩ rằng không có sự khác nhau về sự phân bố vùng exon bị đột biến mất đoạn giữa các chủng tộc. Đây là cơ sở quan trọng, giúp cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc chẩn đoán các dạng đột biến khác của gen dystrophin ở Việt Nam. Theo Prior, đột biến lặp đoạn gen cũng xảy ra ở hai vùng trọng điểm tương tự như đột biến mất đoạn gen. Tuy nhiên 80% đột biến lặp đoạn gen dystrophin xảy ra ở vùng tận cùng 5’, chỉ có 20% xảy ra ở vùng trung tâm [107]. Hiraishi phân tích 84 bệnh nhân DMD/BMD Nhật Bản và đưa ra kết luận tương tự như Prior [63]. Trong năm đến, nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ sử dụng một số cặp mồi để khuếch đại các exon thuộc hai vùng hotspot này để xác định đột biến lặp đoạn gen dystrophin ở bệnh nhân DMD Việt Nam.
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành phân tích toàn bộ 79 exon của gen dystrophin, như vậy đột biến mất đoạn không bị bỏ sót như những nghiên cứu trước của các tác giả trong nước. Nghiên cứu phát hiện được hai bệnh nhân (chiếm 10%) xảy ra đột biến ngoài vùng hotspot, trong đú có một bệnh nhân đột biến mất đoạn từ exon 61-67 và 1 bệnh nhân đột biến mất đoạn duy nhất exon 69. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nhờ đó mà chúng tôi không bỏ sót việc chẩn đoán người mẹ mang gen bệnh của hai bệnh nhân này. Chúng ta đã biết những người mẹ mang gen bệnh có khả năng
truyền gen bệnh với tỷ lệ khá cao trong cộng đồng (50% cho các con) [91]. Người con gái mang gen của họ lại tiếp tục truyền gen bệnh cho thế hệ sau...Như vậy, việc bỏ sót tổn thương gen bị đột biến sẽ tạo điều kiện làm tăng tỷ lệ bệnh DMD trong cộng đồng.