PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1/ Phân loại :

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán doanh nghiệp (Trang 32)

a/ Nguyên vật liệu :

Căn cứ vào vai trò, công dụng nguyên vật liệu đối với quá trình SXKD để phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm :

- Nguyên vật liệu chính : Nguyên liệu, vật liệu chính và bán thành phẩm mua ngoài. + Nguyên liệu : sản phẩm chưa trãi qua sự chế biến của con người.

+ Vật liệu chính : đã trãi sự chế biến của con người. Ví dụ : sắt, thép

+ Bán thành phẩm : DN mua về để lắp ráp tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Vd: Cánh quạt

Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở sản xuất chủ yếu để cấu thành nên thực thể sản phẩm

- Vật liệu phụ : là đối tượng lao động có vai trò phụ đối với quá trình sản xuất. Vai trò có thể :

+ Làm tăng chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất .VD hóa chất làm sạch bông trước khi đưa vào sản xuất.

+ Làm tăng chất lượng sản phẩm : sơn chống gỉ, vạt ni bôi gỗ.

+ Phục vụ quá trình lao động, phục vụ quá trình vận hành MMTB. Vd: dầu mỡ... + Cho những sản phẩm có giá trị sử dụng mới : thuốc nhuộm, hương liệu.. - Nhiên liệu : là 1 loại vật liệu khi dùng cho ra nhiệt lượng. Có thể :

+ Sử dụng trực tiếp cho quá trình công nghệ : Sấy khô + Sử dụng gián tiếp cho quá trình công nghệ : Chạy máy

- Phụ tùng thay thế : là chi tiết, bộ phận TSCĐ mà DN dự trữ để thay thế khi bị hư hỏng. - Phế liệu : là vật liệu loại ra từ quá trình sản xuất đã mất toàn bộ hoặc phần lớn giá trị ban đầu.

Việc phân loại vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán vật liệu theo nhóm.

Ngoài cách phân loại trên kế toán cần phải căn cứ vào tính năng lý hóa, quy cách chủng loại để phân loại vật liệu theo từng thứ. Việc phân loại này được tiến hành trên " Sổ danh điểm vật liệu "

b/ Công cụ dụng cụ :

- Căn cứ vào công dụng để phân loại CCDC thành các loại : + Công cụ sản xuất

+ Dụng cụ quản lý

+ Dụng cụ bảo hộ lao động ... + Dụng cụ khuôn mẫu.

2/ Đánh giá :

Đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là dùng tiền để biểu hiện giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo nguyên tắc thống nhất.

2.1/ Đánh giá theo giá thực tế: Theo chi phí thực tế đã bỏ ra để có được nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trước khi đưa vào sản xuất kinh doanh. công cụ dụng cụ trước khi đưa vào sản xuất kinh doanh.

a/ Giá nhập kho :

* Đối với nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài :

Giá thực tế nhập kho = Giá mua + các khoản thuế không được hoàn lại + chi phí mua

Chi phí mua : chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo hiểm, hao hụt trong định mức ...

* Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế :

Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế NVL xuất để chế biến + chi phí chế biến Chi phí chế biến gồm lương công nhân, chi phí khấu hao MMTB ...

Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế NVL xuất để thuê gia công chế biến + chi phí gia công chế biến

Chi phí gia công chế biến gồm thuê gia công, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi gia công và ngược lại.

* Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận vốn góp liên doanh :

Giá thực tế nhập = Giá trị vốn góp do hội đồng thẩm định giá xác định

b/ Tính giá xuất kho :

- Để quản lý và hạch toán hàng tồn kho nói chung, nguyên vật liệu nói riêng tùy theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp :

+ Phương pháp kê khai thường xuyên : là pp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng tồn kho trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hay xuất. Quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho của pp kê khai thường xuyên thể hiện qua công thức sau :

Trị giá tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá xuất trong kỳ

+ Phương pháp kiểm kê định kỳ : là pp mà trong kỳ kế toán chỉ tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ. Quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho được thể hiện qua công thức sau :

Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá tồn ( hiện có ) cuối kỳ

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán doanh nghiệp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w