KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ: 1/ Khấu hao TSCĐ :

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán doanh nghiệp (Trang 64)

1/ Khấu hao TSCĐ :

- Khấu hao là việc phản ánh sự chuyển dịch giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn TSCĐ .

- Hao mòn là sự giảm tính hữu ích TSCĐ, xảy ra do hai tác động :

+ Tác động về cơ lý hóa trong quá trình sử dụng làm TSCĐ hư, hỏng dần cho đến khi hoàn toàn hư hỏng -> hao mòn hữu hình

+ Sự tác động các phát minh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động phát triển và làm giảm giá trị TSCĐ hiện có của doanh nghiệp -> hao mòn vô hình.

Sự hao mòn của TSCĐ khó có thể đo lường 1 cách chính xác. Do đó, trong kế toán khấu hao người ta dựa vào các quy định của nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để xác định mức hao mòn hợp lý ( mức hao mòn đó đảm bảo thu hồi vốn và tái đầu tư TSCĐ, giá thành có thể chịu được ). Nghĩa là doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 phương pháp khấu hao thích hợp. Hiện nay nhà nước có quy định chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tại quyết định này có quy định về thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu của từng loại TSCĐ.

- Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý sử dụng hằng năm ( Ngày 25/1 ). Trường hợp việc lựa chọn của DN không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho DN biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó.

- Tất cả những TSCĐ đang sử dụng trong SXKD đều phải trính khấu hao vào chi phí SXKD. Những TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi của DN, kế toán không phải trích khấu hao vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ.

- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày ( theo số ngày của tháng ) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

- Đối với TSCĐ vô hình, doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.

- Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.

Kế toán khấu hao TSCĐ :

- Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD, chi phí khác : Nợ TK 623/627/641/642/811

Có TK 214

- Nhận TSCĐ đã sử dụng do trong nội bộ Công ty điều chuyển đến : Nợ TK 211

Có TK 411 - Giá trị còn lại Có TK 214 - Giá trị hao mòn

- Giảm TSCĐ thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ phải ghi giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐ

Nợ TK 811 - Giá trị còn lại Nợ TK 214 - Giá trị đã hao mòn

Có TK 211 - Nguyên giá

2/ Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ :

2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Khấu hao theo phương pháp tuyến tính ) :

- Căn cứ theo thông tư 203, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức sau :

Mức trích khấu hao trung = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng

bình hàng năm của TSCĐ

Tỷ lệ KH năm = ( 1/ Thời gian sử dụng ) * 100%

Mức trích khấu hao tháng = Mức khấu hao năm / 12

2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh :

- Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ : DN xác địng thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính

- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức :

Mức trích KH hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ KH nhanh

Tỷ lệ KH nhanh = Tỷ lệ KH theo PP đường thẳng * Hệ số điều chỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh ( lần )

Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm ) 1,5

Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t ≤ 6 năm ) 2,0

Trên 6 năm ( t > 6 năm ) 2,5

- Những năm cuối, khi mức trích KH năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn ) mức trích KH tính bình quân giữa giá tị còn lại và số anwm sử dụng còn lại của TS, thì kể từ năm đó mức KH được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại.

Ví dụ : Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 10 triệu đồng.

Thời gian sử dụng của TSCĐ ( theo QĐ 206 ) là 5 năm. Xác định mức KH hàng năm như sau :

+ Tỷ lệ KH hàng năm của TSCĐ theo phương pháp KH đường thẳng là 20%

+ Tỷ lệ KH nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% * 2 ( hệ số điều chỉnh ) = 40%

+ Mức trích KH hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể như sau :

ĐVT : đồng Năm GTCLại của

TS Mức KH hàng năm Mức KH Mức KH hàng năm Mức KH tháng KH lũy kế cuối năm 1 10.000.000 10.000.000.*40% = 4.000.000 333.333 4.000.000 2 6.000.000 6.000.000 * 40% = 2.400.000 200.000 6.400.000 3 3.600.000 3.600.000 * 40% = 1.440.000 120.000 7.840.000 4 2.160.000 2.160.000 / 2 = 1.080.000 90.000 8.920.000 5 1.080.000 2.160.000 / 2 = 1.080.000 90.000 10.000.000

2.3. Khấu hao theo số lượng sản phẩm :

-Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, DN xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ (sản lượng theo công suất thiết kế ) -Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, DN xác định khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

Mức trích KH trong = Số lượng sản phẩm * Mức trích KH bình quân

Mức trích KH bình = Nguyên giá của TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế quân tính cho 1 đơn vị SP

Mức trích KH = Số lượng sản phẩm * Mức trích KH bình quân

Năm của TSCĐ SX trong năm tính cho 1 đơn vị SP

3/ Nội dung, kết cấu và phương pháp lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Việc tính toán mức khấu hao và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí được tiến hành hàng kỳ ( tháng, quý, năm ) được thể hiện trên bảng khấu hao: (Theo QĐ 15 - quyển 2 - trang 143)

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán doanh nghiệp (Trang 64)