-Cách hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và CCDC.
-Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và CCDC theo phương pháp KKTX - KKĐK -Công tác lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu
B.BÀI GIẢNG:
Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với doanh nghiệp sản xuất, đó là các loại vật tư dự trữ dùng cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, là thành phẩm của quá trình bán hàng. Đối với doanh nghiệp thương mại đó là hàng hoá dự trữ cho quá trình tiêu thụ. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là một công tác quan trọng trong hệ thống kế toán nhằm quản lý hiệu quả loại tài sản quan trọng này của doanh nghiệp.
I/ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1. Khái niệm :
- Nguyên vật liệu là đối tượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất là cơ sở vật chất chủ yếu để cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Ví dụ : Sắt, thép trong công nghiệp cơ khí, bông, sợi trong công nghiệp chế tạo vải. - Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn xếp loại TSCĐ.
2. Đặc điểm :
a/ Nguyên vật liệu :
- Tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất -> thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Giá trị : chuyển dịch toàn bộ 1 lần vào giá trị sản phẩm
- Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành và rất đa dạng về mặt chủng loại, quy cách
b/ Công cụ dụng cụ
- Đặc điểm giống TSCĐ : tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và không thay đổi hình thái vật chất.
- Giá trị của công cụ dụng cụ lao động thì nhỏ hơn TSCĐ và thời gian sử dụng ngắn hơn.
3. Yêu cầu quản lý
- Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu :
+ Quản lý theo định mức : phải xác định các định mức dự trữ, định mức tiêu hao và định mức hao hụt cho các loại vật liệu và luôn so sánh đối chiếu với định mức, phát hiện các chênh lệch và đề xuất các biện pháp giải quyết chênh lệch so với định mức.
- Yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ:
+ Lựa chọn phương pháp phân bổ giá trị hợp lý : tùy thuộc vào khối lượng xuất dùng và giá trị đơn vị của công cụ dụng cụ mà lựa chọn 1 trong 3 phương pháp phân bổ sau:
* Phân bổ 1 lần : áp dụng đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản uất kinh doanh.
* Trường hợp xuất dùng công cụ dụng cụ một lần có giá trị lớn và có thời gian sử dụng vào sản xuất kinh doanh dưới 1 năm thì giá trị CCDC xuất dùng được ghi vào TK 142 và phân bổ dần vào chi phí SXKD cho các kỳ kế toán tháng hoặc quý trong năm.
* Trường hợp CCDC xuất dùng vào SXKD có giá trị lớn và có thời gian sử dụng cho SXKD trên 1 năm thì giá trị CCDC xuất dùng được ghi nhận vào TK 242 và phân bổ dần vào chi phí SXKD trong kỳ.
+ Theo dõi số lượng, giá trị CCDC tồn kho, CCDC đang sử dụng tại các bộ phận, giá trị đã phân bổ, còn phải phân bổ.
4. Nhiệm vụ kế toán
- Việc tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phải được tiến hành đồng thời ở kho, ở phòng kế toán để đảm bảo quan hệ đối chiếu thường xuyên và phản ánh chính xác tình hình nguyên vật liệu.
- Kế toán chi tiết CCDC phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ CCDC. Lập bảng theo dõi phân bổ giá trị CCDC tại từng bộ phận theo từng loại CCDC. - CCDC xuất dùng cho SXKD cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất.
II/ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ1/ Phân loại :