IV/ KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
3/ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ và Bảng phân bổ vật liệu:
ĐƠN VỊ : Mẫu số S11-DN
Địa chỉ : ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤTài khoản : ... Tài khoản : ...
Tháng ... Năm ...
Người lập Kế toán trưởng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CCDC
4/Kế toán dự phòng giảm nguyên vật liệu: a/Khái niệm:
Việc ghi giảm giá trị của nguyên vật liệu do nguyên vật liệu bị hư hỏng, lỗi thời, giảm giá ...cho sát với giá thị trường gọi là việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Điều này phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nhằm bù đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra do trong quá trình tồn kho nguyên vật liệu bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực của tài sản này trong doanh nghiệp khi lập BCTC vào cuối niên độ kế toán.
b/Phương pháp lập dự phòng:
Theo chuẩn mực kể toán Việt Nam: Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Cụ thể:
*Giá trị thuần của nguyên vật liệu tồn kho = Giá bán ước tính của nguyên vật liệu trong kỳ SXKD bình thường – Chi phí ước tính để hoàn thành cho việc bán chúng.
= x -
c/Phương pháp kế toán:
-Tài khoản sử dụng: TK159-“Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
-Cuối niên độ kế toán, lần đầu tiên thực hiện trích lập dự phòng giảm giá thì số trích lập được đưa vào TK632- Giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho), ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán:
Có TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-Sang các năm sau, vào cuối niên độ kế toán, nếu số dự phòng giảm giá phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước, thì số chênh lệch lớn được lập thêm, ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán:
Có TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-Cuối niên độ kế toán, nếu số dự phòng giảm giá phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước, thì số chênh lệch được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Có TK 632-Giá vốn hàng bán . Mức lập dự phòng giảm giá NVL Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL Giá gốc của nguyên vật liệu cần lập dự phòng Số lượng NVL đủ điều kiện lập dự phòng
CHƯƠNG IV
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠNA.MỤC TIÊU: A.MỤC TIÊU:
Chương IV-Kế toán TSCĐ sẽ trang bị cho sinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau : -Khái niệm, phân loại, đánh giá TSCĐ
-Nguyên tắc xác định giá trị TSCĐ khi đầu tư, mua sắm mới -Phương pháp khấu hao TSCĐ
-Cách ghi kép vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến TSCĐ: đầu tư xây dựng, mua sắm mới, khi trích khấu hao, thuê và cho thuê, chi phí liên quan đến TSCĐ sau khi đưa vào sử dụng và khi thực hiện thanh lý TSCĐ.
B.BÀI GIẢNG
Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của loại tài sản dài hạn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là loại tài sản có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, ví dụ như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ..v..v..Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của đơn vị nên việc theo dõi biến động tăng giảm, tình hình sử dụng đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này được quy định cụ thể trong Chuẩn mực số 03- TSCĐ hữu hình, Chuẩn mực số 04-TSCĐ vô hình.