Về chƣơng trình và sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học mới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 75)

Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện cả trong nội dung chương trình cũng như sách giáo khoa. Về cơ bản chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt cấp tiểu học mới đã thể hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

* Về chương trình:

Điểm nổi bật trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là tư tưởng dạy học lấy người học là trung tâm. Chương trình đã cụ thể hoá tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học từ mục tiêu môn học đến quan điểm tích hợp xây dựng chương trình cũng như các nội dung được lựa chọn đưa vào trong chương trình.

- Mục tiêu hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng thành thạo

tiếng Việt chi phối nguyên tắc giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường

- Các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong chương trình phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, chú ý đúng mức đến yêu cầu thực hành, vận dụng và phát triển các kĩ năng của học sinh.

- Hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định cụ thể mức độ yêu cầu học sinh cần đạt ở mỗi đơn vị kiến thức. Do đó, chương trình đã hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá thích hợp.

- Định hướng đổi mới phương pháp đánh giá cũng được cụ thể hoá trong nội dung chương trình phương thức đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá, định hướng đổi mới đánh giá và hướng dẫn thực hiện đánh giá

* Sách giáo khoa

Sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu của chương trình về phương pháp giáo dục tiểu học . Điều đó được thể hiện trong các nguyên tắc biên soạn bộ sách cũng như trong nội dung và hình thức trình bày bộ sách

- Điểm nổi bật trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là tư tưởng dạy học lấy người học là trung tâm. Theo đó sách giáo khoa được biên soạn theo các nguyên

tắc: Nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc tích hợp; nguyên tắc tích cực hoá hoạt động của

học sinh.

- Nội dung sách giáo khoa theo từng phân môn đều có những thay đổi đáng kể so với sách giáo khoa trước đó thể hiện cụ thể định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động học tập của học sinh. Theo nguyên tắc tích cực hoá hoạt động của học sinh, sách giáo khoa không trình bày kiến thức như một kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

Theo nội dung giáo khoa, giáo viên có thể tổ chức hoạt động dạy học một cách thuận lợi. Các bài học đưa vào sách giáo khoa có những phần giáo viên hướng dẫn để học sinh tự phát hiện kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp phù hợp với các tình huống thường gặp trong học tập và trong cuộc sống.

- Hình thức sách giáo khoa cũng có những đổi mới đáng kể giúp người thầy dễ dàng hơn trong việc đổi mới phương pháp:

+ Sách giáo khoa xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

+ Cách trình bày sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng xác định đâu là trọng tâm của bài giảng từ đó có thể lựa chọn phương pháp dạy h ọc phù hợp với đặc điểm bài học đồng thời hỗ trợ học sinh tự học, tự phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, qua đó góp phần hình thành phương pháp học tập cho các em.

+ Cấu trúc sách hợp lí bố cục thống nhất, mục tiêu bài học rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng. Hình thức sách có giá trị thẩm mĩ cao. Điều này cũng đóng góp đáng kể vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, sách giáo khoa tiếng Việt vẫn còn có một số hạn chế nhất định ảnh hưởng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh :

+ Sách vẫn còn một số bài có lươ ̣ng kiến thức tương đối nă ̣ng , yêu cầu cao đối với phần đông ho ̣c sinh . Có những nội dung đưa vào sách giáo khoa thể hiện mức độ cao hơn so với yêu cầu trong chương trình, vượt quá qui định về mức độ cần đạt của

chuẩn kiến thức, kĩ năng. Điều đó làm cho sách giáo khoa mới ít nhiều có biểu hiện gây “quá tải”.

+ Một số bài học có sự không phù hợp giữa dung lượng kiến thức và thời lượng học tập là nguyên nhân gây nên tình trạng “quá tải” và gây khó khăn cho cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

+ Ở một số bài học (nhất là ở phân môn tập làm văn) tính liền mạch chưa thật rõ, vì vậy gây cảm giác thiếu hệ thống trong mạch kiến thức và rất khó cho giáo viên trong quá trình rèn luyện kĩ năng cho học sinh cũng như đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)