Những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở việc thiết kế chương trình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 26)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở việc thiết kế chương trình

hợp với yêu cầu thống nhất và phát triển trên cơ sở bám sát mục tiêu dạy học của cấp học, tập trung vào việc rèn các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói nhằm trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ tối thiểu để thực hiện các hoạt động học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi. Các kĩ năng sử dụng tiếng Việt là một hệ thống phức hợp các kĩ năng bộ phận và kĩ năng tổng hợp. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt được luyện tập ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao. Ví dụ: về kĩ năng viết, để viết được một văn bản hoàn chỉnh, học sinh phải huy động cả một hệ thống nhiều kĩ năng bộ phận. Trước hết là kĩ năng viết chữ (viết con chữ, tiếng, từ...), sau đó là kĩ năng viết đúng (về chính tả, về từ, về câu), các kĩ năng lựa chọn sắp xếp tư liệu, ý tứ để tạo thành dàn bài; kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn, dựng đoạn văn... để thành bài hoàn chỉnh; kĩ năng kiểm tra, sửa chữa bài viết và đánh giá kết quả... Do đó, việc tổ chức dạy luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được chia nhỏ thành các kĩ năng bộ phận và gắn với yêu cầu mức độ luyện tập khác nhau ở từng lớp (nhất là ở các lớp 1, 2, 3). Chỉ khi đã thành thạo các kĩ năng bộ phận, chương trình mới tiến tới việc luyện tập các kĩ năng tổng hợp (chủ yếu ở lớp 4, 5).

2.2.2. Những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở việc thiết kế chương trình. chương trình.

Yêu cầu về phương pháp dạy học được nêu cụ thể trong chương trình môn học: Về phương pháp dạy học, để thực hiện tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, chương trình coi trọng phương pháp tổ chức hoạt động học tập phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với độ tuổi của học sinh. Ở tiểu học, những hoạt động học tập được tổ chức thực hiện có hiệu quả là rèn theo mẫu, thực hành giao tiếp, thảo luận, chơi trò chơi học tập… Chương trình coi trọng cả 3 hình thức tổ chức học tập: học theo lớp, học theo nhóm, học cá nhân. Hình thức học theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh hợp tác, học hỏi nhau trong quá trình tìm hiểu vận dụng các kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

Có thể nhận thấy điểm nổi bật trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là tư tưởng dạy học lấy người học là trung tâm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Yêu cầu đổi mới về phương pháp được thể hiện khá tốt ở thiết kế chương trình môn học: từ mục tiêu môn học đến các quan điểm tích hợp xây dựng chương trình cũng như các nội dung được lựa chọn đưa vào trong chương trình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)