Về nội dung sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 37)

7. Bố cục luận văn

2.3.2.1.Về nội dung sách giáo khoa

Mục tiêu chính của môn tiếng Việt cấp tiểu học là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lấy bốn kĩ năng đọc, viết, nghe, nói làm trọng tâm, trong đó tập trung nhiều hơn vào kĩ năng đọc và viết. Nội dung chương trình môn học được cụ

thể hoá thành các phân môn trong chương trình sách giáo khoa: Tập đọc, Kể chuyện,

Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Thông qua các phân môn này, sách

giáo khoa tổ chức rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, cụ thể là:

Nghe Nói Đọc Viết

Tập đọc x x x Luyện từ và câu x x x x Chính tả x x Tập viết x Kể chuyện x x Tập làm văn x x x x

Dưới đây chúng tôi đi tìm hiểu nội dung sách giáo khoa và sự hiện thực hoá yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở sách giáo khoa tiếng Việt cấp tiểu học theo các phân môn Học vần (chỉ có ở chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 1), Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

a/ Học vần

Nội dung môn Tiếng Việt 1 gồm 2 phần chính là Học vần và Luyện tập tổng hợp. Học vần là phân môn mở đầu chương trình tiếng Việt phổ thông, tạo cơ sở cho học sinh học đọc, học viết tiếng Việt đồng thời bước đầu giúp học sinh có ý thức trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. Nhiệm vụ của phân môn này là:

- Hình thành cho học sinh năng lực ghép âm thành vần; ghép phụ âm đầu với vần và thanh điệu thành tiếng. Đọc và viết được các tiếng đó.

- Giúp học sinh phân biệt được một số âm, vần, thanh điệu dễ nhầm lẫn tạo cơ sở cho việc viết đúng chính tả.

Phần “Học vần” gồm 103 bài: Tập 1 có 83 bài trong đó 26 bài giới thiệu âm và chữ ghi âm, dấu thanh; 57 bài vần giới thiệu 126 vần thường gặp. (Cuối tập sách có phụ lục kèm theo là những âm và vần ít gặp trong tiếng Việt); Tập 2 có 20 bài học vần và phần luyện tập tổng hợp (nội dung của phần luyện tập tổng hợp bắt đầu được thể hiện theo các phân môn: Tập đọc; Chính tả; Kể chuyện; Tập viết). Mỗi bài của phần học vần được trình bày trên hai trang sách (trang thứ nhất là trang số chẵn và trang thứ hai là trang số lẻ). Mỗi bài dạy - học trong 2 tiết. Mỗi tuần có 5 bài được dạy - học trong 10 tiết và một tiết Tập viết. Nội dung bài tập viết ở mỗi tuần không trình bày trong sách giáo khoa mà được đưa vào vở tập viết.

Nhìn tổng thể sáu bài đầu, làm quen với các chữ cái quen thuộc và các dấu thanh. Hai nhăm bài tiếp theo, làm quen với các chữ cái và âm cơ bản như phụ âm đơn, phụ âm kép, vần là một nguyên âm. Bảy hai bài còn lại, học các vần thường gặp.

Nội dung phân môn học vần có một số điểm mới sau:

- Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt: thứ tự âm, vần và cùng với nó là thứ tự các chữ cái, các chữ. Trong sách, về cơ bản, không có âm, vần, tiếng “lạc” (âm, vần, tiếng chưa học đã xuất hiện) và cũng không có những tiếng không có nghĩa. Các âm có hình thức chữ viết gần giống nhau, được sắp xếp theo từng cụm bài.

- Coi trọng việc hình thành và rèn luyện cả 4 kĩ năng: đọc, viết, nghe, nói; trong đó kĩ năng đọc, viết được đặt ở vị trí hàng đầu.

- Coi trọng sự tích hợp giữa nội dung dạy học môn Tiếng Việt với các môn học khác: tích hợp giữa hiểu biết sơ giản về tiếng Việt với hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hoá, văn học (Việt Nam và nước ngoài). Ngữ liệu trong sách được chọn lọc kĩ, đảm bảo tính giáo dục và thẩm mĩ.

- Coi trọng hình thức trình bày và phương pháp trình bày các loại bài học sao cho giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học và thích học.

Những điểm đổi mới trong nội dung phân môn Học vần trên đây là sự thể hiện quan điểm dạy học tiếng Việt thông qua giao tiếp, theo hướng tích hợp cả nội dung và kĩ năng, với yêu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Sách giáo khoa tiếng Việt theo chương trình tiểu học mới đã tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học đồng thời cũng vừa đòi hỏi vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy Học vần.

b/ Tập đọc

Phân môn tập đọc ở sách giáo khoa mới kế thừa những ưu điểm của sách giáo khoa trước đó (giữ lại những bài đọc hay có trong sách giáo khoa và sách Truyện đọc cũ) đồng thời có những điểm đổi mới nhất định.

- Kiểu loại văn bản phong phú hơn: nghệ thuật, báo chí, quảng cáo, khoa học, hành chính…(trong đó văn bản có tính nghệ thuật chiếm tỉ lệ cao) giúp học sinh biết đọc nhiều kiểu loại văn bản. Các bài đọc là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp của tiếng Việt trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó học được cách sử dụng tiếng Việt chính xác, tinh tế và biểu cảm… Nhờ tính nghệ thuật cao mà hiệu quả giáo dục của các văn bản này đối với học sinh cũng sâu sắc và thấm thía hơn. Ngoài ra, sách có đưa vào những văn bản vui, khôi hài giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc thông minh, khiếu hài hước.

- Các chủ điểm được chia nhỏ, mở rộng và nâng cao qua mỗi lớp. Lớp 1 có 4

chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên và Đất nước. Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ hơn thành 15 chủ điểm: Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn ở trong nhà, Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết sâu hơn. Lên lớp 3 gồm 15 chủ điểm (tập 1 gồm 8 chủ điểm, tập 2 gồm 5 chủ điểm, mỗi chủ điểm học trong 2 tuần): Măng non (thiếu nhi), Mái ấm (gia đình), Tới trường (trường học), Cộng đồng (sống với những người xung quanh), Quê hương, Bắc - Trung -

Nam ( các vùng miền trên đất nước), Anh em một nhà (các dân tộc trên đất nước ta), Thành thị - Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo (hoạt động khoa học, tri thức ), Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. Lớp 4 và lớp 5, mỗi lớp gồm 10 chủ điểm (tập 1 gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần, tập 2 gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần). Cụ thể là lớp 4 gồm các chủ điểm: Thương người như thể thương thân (nhân ái), Măng mọc thẳng (trung thực, tự trọng), Trên đôi cánh ước mơ (ước mơ), Có chí thì nên (nghị lực), Tiếng sáo diều (vui chơi), Người ta là hoa đất (năng lực, tài trí), Vẻ đẹp muôn màu (óc thẫm mĩ), Những người quả cảm (dũng cảm), Khám phá thế giới (du lịch thám hiểm), Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời). Lớp 5 gồm các chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân,Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai.

Việc chia chủ điểm nhỏ hơn với thời lượng dành cho mỗi chủ điểm ít hơn phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ, giúp trẻ duy trì hứng thú, tránh nhàm chán khi học một chủ điểm trong thời gian quá dài.

- Câu hỏi khai thác bài có khả năng phát triển tư duy, khơi gợi suy nghĩ của trẻ nhiều hơn.

- Các bài tập đọc trở thành nguyên liệu cho các bài học ở các phân môn khác (Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, thậm chí cả Tập viết) khai thác. Đặc biệt, hàng loạt bài tập đọc đã được dùng làm mẫu để tạo lập văn bản trong phân môn Tập làm văn.

Nội dung phân môn tập đọc trong sách giáo khoa trước đây nặng về thuyết trình, giảng giải, chú trọng hoạt động của giáo viên. Vai trò chủ động tích cực của học sinh chưa được đề cao. Trong giờ tập đọc, chỉ một số ít học sinh được luyện đọc và phát biểu ý kiến về nội dung bài đọc. Khâu luyện đọc trơn, đọc trôi chảy bị coi nhẹ: học sinh chỉ luyện đọc qua loa trước khi tìm hiểu nội dung bài. Sách giáo khoa chưa chú ý đến việc tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản... sách giáo khoa mới xem học sinh là trung tâm của quá trình dạy đọc, coi trọng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức các hoạt động đọc

của học sinh theo quan điểm thực hành giao tiếp. Phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn các kĩ năng đọc, nghe và nói, trọng tâm là kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc - hiểu, đọc thầm). Để hình thành và phát triển tốt những kĩ năng này ở học sinh, sách giáo khoa đưa vào các bài tập tổ chức các hoạt động trên lớp để mỗi học sinh trong lớp đều được đọc, được trao đổi nhận thức riêng của mình với giá o viê n , bạn bè. Các bài tậ p luyện đọc được đưa và o nhiều giúp học sinh rèn kĩ năng đọc thành thạo. Càng được trao đổi ý kiến nhiều, học sinh càng được nâng cao năng lực diễn đạt và tư duy.

c/ Kể chuyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sách giáo khoa theo chương trình trước đây, các truyện kể dùng trong giờ kể chuyện được tập hợp thành một quyển sách riêng có tên là Truyện đọc 1, 2, 3, 4, 5. Văn bản truyện được đưa vào Truyện đọc không cần tương ứng với chủ điểm của từng tuần trong mỗi cuốn sách. Các kiểu bài tập tương đối nghèo nàn, hầu hết chỉ là kể lại toàn bộ câu chuyện. Sách Truyện đọc không có tranh minh họa là điểm tựa. Nội dung phân môn kể chuyện trong bộ sách giáo khoa mới gắn bó chặt chẽ với phân môn tập đọc và chủ điểm của từng tuần học. Trong bộ sách giáo khoa mới, không có quyển Truyện đọc riêng.

Ở giai đoạn Học vần (sách giáo khoa Tiếng Việt 1), cuối mỗi tiết Ôn tập, học

sinh được nghe kể những câu chuyện đơn giản có tên gọi gắn với các vần mới học và

tập kể một vài câu về nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. Từ phần Luyện

tập tổng hợp trở đi, kể chuyện trở thành một phân môn độc lập, được học trong 13 tuần. Trừ tuần cuối (Ôn tập - Kiểm tra), mỗi tuần là một chủ điểm, mỗi tuần có 1 truyện kể phù hợp với chủ điểm ấy. Các văn bản truyện không được in trong sách giáo khoa mà được in trong sách giáo viên làm cho giờ kể chuyện thực sự là giờ học rèn kĩ năng nghe cho học sinh. sách giáo khoa chỉ thể hiện những tranh minh hoạ nội dung chính của câu chuyện và những hoạt động chính của giáo viên và học sinh trong giờ học.

Lên lớp 2 và lớp 3, nội dung truyện kể là những câu chuyện các em vừa học đọc trong tiết tập đọc trước đó. Bên cạnh đó, trong một số tiết Tập làm văn, sách

còn bố trí một số bài tập nghe - kể (văn bản truyện được in trong sách giáo viên).

Điểm đặc biệt của Chương trình dạy Tiếng Việt lớp 3 (so với dạy Tiếng Việt ở lớp 1,

lớp 2) là: lớp 3 không có tiết kể chuyện riêng mà bố trí trong bài tập đọc hai tiết đầu

tuần. học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài tập đọc (khoảng 1,5 tiết) rồi luyện kể lại câu chuyện đó trong 0,5 tiết.

Lên lớp 4, lớp 5, học sinh vẫn tiếp tục được rèn luyện các kĩ năng kể chuyện đã được hình thành ở các lớp trước (Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể

trên lớp). Bên cạnh đó, các em được hình thành và rèn luyện những kĩ năng mới: kể

lại câu chuyện đã nghe, đã đọc; kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia.

Kể chuyện đã nghe, đã đọc là kiểu bài nằm trong phân môn Tập làm văn của sách giáo khoa lớp 4 cũ và được đưa vào phân môn kể chuyện của sách giáo khoa lớp 4 mới để thực sự rèn kĩ năng nói cho học sinh, đồng thời kích thích học sinh ham đọc sách ngoài nhà trường. Trong mỗi đơn vị 3 tuần học ở lớp 4 có một bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc gắn với chủ điểm. Những câu chuyện học sinh kể là những chuyện các em tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc ai đó kể) để kể lại.

Với kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, học sinh sẽ kể những

chuyện người thật, việc thật trong cuộc sống xung quanh mà các em đã biết, đã thấy, có thể là thấy trên sân khấu, ti vi... cũng có khi chính các em là nhân vật trong câu chuyện. Đây cũng là kiểu bài vốn nằm trong phân môn Tập làm văn của sách giáo khoa trước đây. Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài này còn có mục đích rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ. học sinh phải nhớ lại những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã được học trong giờ Tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết và kể.

Theo nội dung môn phân môn kể chuyện ở chương trình trước đây, vai trò chủ thể hoạt động của học sinh chưa được đề cao. Văn bản truyện dài, giáo viên kể mất nhiều thời gian. Tranh minh hoạ làm điểm tựa giúp học sinh nhớ lại câu chuyện chưa có. Vì thế, sau khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh không thực sự nhớ cốt truyện;

thời gian dành cho các em tập kể chuyện, nghe bạn kể, nói về câu chuyện rất ít, giờ học do vậy chưa thực sự rèn được kĩ năng nghe và nói cho trẻ em.

Nội dung phân môn kể chuyện ở sách giáo khoa đưa vào các hoạt động giúp giáo viên tổ chức giờ học để sau khi nghe câu chuyện, học sinh nào cũng nhớ đuợc nội dung chính của câu chuyện, có nhu cầu, khả năng và điều kiện được thể hiện mình ít nhiều qua lời kể, lời phát biểu ý kiến trước các bạn.

Các kiểu bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa hiện hành rất đa dạng, phong phú. Có thể thấy các kiểu bài sau: Kể lại một đoạn hay toàn bộ câu chuyện theo tranh minh hoạ hoặc không có tranh minh hoạ; Kể chuyện theo gợi ý; Kể chuyện phân vai; Kể chuyện bằng lời của mình; Kể chuyện theo lời một nhân vật; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia... Sách giáo khoa hiện hành có hệ thống tranh minh hoạ rất sinh động và các câu hỏi gợi ý làm điểm tựa cho trẻ thực hành kể chuyện. Tranh minh hoạ bên cạnh tác dụng hỗ trợ trí nhớ, trí tuởng tượng cho trẻ, còn làm cho các em có hứng thú quan sát tranh, nói về tranh, tăng thêm sức hấp dẫn cho giờ kể chuyện.

d/ Chính tả

Nội dung phân môn chính tả trong sách giáo khoa gắn bó chặt chẽ với phân môn tập đọc và chủ điểm của từng tuần học. Các văn bản để tập chép và nghe - viết thường được trích hoặc tóm tắt từ các bài tập đọc trong tuần. Văn bản nhớ - viết là một đoạn thơ hoặc đoạn văn học sinh đã học thuộc lòng. Bên cạnh đó, sách giáo khoa mới cũng sử dụng một số văn bản mới có nội dung phù hợp với chủ điểm đang học để viết chính tả. Ngay các bài tập điền chữ, điền vần hay tìm tiếng có âm, vần cho trước nhiều khi cũng gắn với chủ điểm, góp phần làm rõ thêm chủ điểm.

Bên cạnh việc kế thừa một số kiểu bài tập của sách giáo khoa trước đây, sách giáo khoa mới đưa thêm rất nhiều kiểu bài tập mới đa dạng, phong phú. Nhiều mẩu chuyện vui được dùng làm vật liệu cho các bài tập chính tả, góp phần làm cho sách thêm thú vị, hấp dẫn.

tập lựa chọn (bài tập mở) đưa ra nhiều phương án luyện tập khác nhau để giáo viên và học sinh lựa chọn theo đặc điểm phát âm của địa phương hay của bản thân học sinh và những loại lỗi chính tả mà học sinh địa phương thường mắc phải.

Kế thừa nội dung sách giáo khoa trước đây, sách giáo khoa mới cũng đã chú

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 37)