7. Bố cục luận văn
2.3.1.1. Nguyên tắc giao tiếp
Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của chương trình môn tiếng Việt cấp tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập, giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi. Để thực hiện mục tiêu này, sách giáo khoa Tiếng Việt lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn như:
- Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói.
- Phân môn Luyện từ và câu, cung cấp kiến thức về Tiếng Việt, rèn cả 4 kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
- Phân môn Chính tả rèn kĩ năng viết và nghe. - Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết. - Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói và nghe.
- Phân môn Tập làm văn rèn tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết.
Sách giáo khoa dạy cho học sinh nhiều kĩ năng phục vụ giao tiếp thông thường, chẳng hạn như các nghi thức lời nói như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, không đồng ý, từ chối; các kĩ năng giao tiếp trong cộng đồng như: viết thư, gọi điện, viết đơn, phát biểu, điều khiển cuộc họp...
Theo nội dung đổi mới chương trình giáo dục , sách giáo kh oa tiếng Viê ̣t Tiểu học mới đi vào tập trung rèn luyện các kĩ năng cho học sinh đặc biệt là những kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống, kết hợp luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt với việc học văn hoá ứng xử bằng ngôn ngữ của người Việt, tích luỹ kinh nghiệm giao tiếp.
Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.