Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở quan điểm tích hợp xây dựng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 27)

7. Bố cục luận văn

2.2.2.2.Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở quan điểm tích hợp xây dựng

cũng như các nội dung được lựa chọn đưa vào trong chương trình.

2.2.2.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở mục tiêu môn học

Mục tiêu môn tiếng Việt cấp tiểu học được xác định một cách rất rõ ràng, đó là: 1) Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với 4 kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói, qua đó rèn luyện tư duy; 2) Giúp cho các em có những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt nhằm trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ tối thiểu để thực hiện các hoạt động học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; và 3) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn, bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Mục tiêu hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt đã trở thành mục tiêu hàng đầu của môn tiếng Việt, việc cung cấp các kiến thức về ngữ âm, chữ viết, chính tả, từ vựng, ngữ pháp văn bản tiếng Việt cũng là nhằm tạo sơ sở cho việc hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt mà thôi. Việc nhấn mạnh mục tiêu rèn luyện năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ cho các mục đích giao tiếp khác nhau đã chi phối nguyên tắc giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường, đó là nguyên tắc giao tiếp. Dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp là một trong những phương pháp dạy học tích cực, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của người học phát huy tính cá thể của học sinh.

2.2.2.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở quan điểm tích hợp xây dựng chương trình dựng chương trình

Nhằm tăng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian dạy học, chương trình môn tiếng Việt được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong môn học: tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là gắn kết nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn kĩ năng. Tích hợp theo chiều

dọc là thiết kế những đơn vị kiến thức, kĩ năng sau bao hàm những kiến thức, kĩ năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 27)