Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 28)

7. Bố cục luận văn

2.2.2.3.Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở nội dung chương trình

Sự đổi mới về phương pháp dạy học không chỉ thể hiện ở mục tiêu của chương trình mà cũng được thể hiện ở những nội dung được đưa vào trong chương trình môn học. Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Xuất phát từ mục tiêu của môn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trở thành trọng tâm học và được chú ý luyện tập trong suốt nội dung chương trình bậc tiểu học. Kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được luyện tập ở tất cả các cấp độ, từ thấp đến cao. Việc tổ chức dạy luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được chia nhỏ thành các kĩ năng bộ phận và gắn với yêu cầu mức độ luyện tập khác nhau ở từng lớp (nhất là ở các lớp 1, 2, 3). Chỉ khi đã thành thạo các kĩ năng bộ phận, chương trình mới tiến tới việc luyện tập các kĩ năng tổng hợp (chủ yếu ở lớp 4, 5).

Các kiến thức tiếng Việt (kiến thức về ngữ âm, chữ viết, chính tả, từ vựng, ngữ pháp văn bản tiếng Việt) được đưa vào chương trình một cách tinh giản nhằm tạo sơ sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng. Tri thức tiếng Việt được cung cấp gắn

với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt giúp học

sinh nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức Tiếng Việt; ngược lại, tri thức tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh. Những kiến thức này được học sinh làm quen và nhận biết thông qua các bài tập thực hành vì thế tính lí thuyết, hàn lâm của chương trình cũng giảm đi đáng kể. Nhờ đó có tác dụng tốt trong việc tăng hứng thú của học sinh đối với môn học từ đó có thể phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

- Nội dung chương trình môn học nhìn chung là phù hợp với trình độ phát triển tâm, sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh. Sự phát triển các mạch kiến thức và yêu cầu kĩ năng đều theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, chú ý đúng mức đến yêu cầu thực hành, vận dụng và phát triển các kĩ năng của học sinh.

Ví dụ: về kĩ năng đọc , yêu cầu về kĩ năng đọc của chương trình tăng dần từ dễ đến khó theo ba kĩ năng nhỏ : từ đo ̣c thông, đến đọc hiểu và cuối cùng là biết ứng dụng các kĩ năng đọc phục vụ cho học tập cũng như sinh hoạt . Với mỗi kĩ năng nhỏ thì yêu cầu về độ khó cũng tăng dần theo các lớp học phù hợp với trình độ nhận thức của các em ở từng lứa tuổi.

Về kĩ năng đọc thông

Yêu cầu về kĩ năng này được nâng cao dần từ lớp 1 đến lớp 5 về độ dài của văn bản đọc cũng như về tốc độ đọc. Chương trình lớp 1 yêu cầu các em biết đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ, câu; đọc đúng đoạn hoặc bài văn xuôi, văn vần có đội dài khoảng 80 - 100 chữ với tốc độ tối thiểu là 30 chữ/ phút và biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu. Lên lớp 2 yêu cầu được nâng cao hơn với đoạn, bài đơn giản khoảng 120 - 150 chữ, tốc độ 50 - 60 chữ/ phút. Ngoài ra còn yêu cầu các em biết đọc thầm. Lớp 3 là yêu cầu cao hơn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí... độ dài 200 chữ, tốc độ đọc 70 - 80 chữ/ phút; đọc thầm nhanh hơn lớp 2 (90 - 100 chữ/ phút). Ngoài ra chương trình còn yêu cầu các em biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời người dẫn truyện. Bên cạnh các văn bản nghệ thuật, báo chí (đã đưa vào từ lớp 3) chương trình lớp 4 còn cung cấp thêm các văn bản khoa học với độ dài 250 chữ, yêu cầu tốc độ đọc với học sinh là 90 - 100 chữ/ phút; đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3 (100 - 120 chữ/ phút). Ngoài ra chương trình yêu cầu các em biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung của từng đoạn. Lớp 5 yêu cầu đọc đúng và lưu loát các văn bản dài 250 - 300 chữ với tốc độ 100 - 120 chữ/ phút; đọc thầm với tốc độ nhanh hơn (120 - 140 tiếng/ phút). Yêu cầu đọc diễn cảm vẫn tiếp tục được đặt ra.

Về kĩ năng đọc hiểu

Yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu tăng dần trong từng lớp và giữa các lớp: từ yêu cầu hiểu nghĩa của từ trong bài học đến hiểu nội dung thông báo của câu, đoạn (lớp 1); hiểu nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ và một số văn bản thông thường đã học (lớp 2); hiểu ý chính của đoạn văn, Biết nhận xét một số hình ảnh, nhân

của từng đoạn cũng như của cả bài, Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa

trong văn bản được học và nhận xét về các nhân vật trong văn bản tự sự (lớp 4); Biết

phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học; Biết tóm tắt văn bản tự sự (lớp 5) Về yêu cầu ứng dụng kĩ năng đọc

Yêu cầu học thuộc các đoạn thơ, bài thơ đã học tăng dần về số lượng bài cũng

như số lượng chữ: từ 4 đoạn thơ, bài thơ độ dài 30 - 40 chữ (lớp 1) đến 6 đoạn thơ,

đoạn văn, bài thơ độ dài 40 - 50 chữ (lớp 2) đến 6 bài thơ, đoạn văn độ dài 80 chữ (lớp

3) và 7 bài thơ, đoạn văn xuôi độ dài khoảng 150 chữ (lớp 5). Ngoài ra, chương trình

còn yêu cầu các em biết ứng dụng kĩ năng đọc phục vụ cho học tập và sinh hoạt như:

biết đọc mục lục sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, thời khoá biểu, thông báo, nội quy

(lớp 2); Biết sử dụng mục lục sách giáo khoa, thời khoá biểu, đọc thông báo, nội quy để phục vụ sinh hoạt và học tập của bản thân (lớp 3); Biết dùng từ điển học sinh, sổ tay từ

ngữ, ngữ pháp để phục vụ học tập; Bước đầu biết tìm thư mục để chọn sách đọc và ghi

chép một số thông tin đã đọc (lớp 4); Biết tra từ điển và một số sách công cụ; nhận biết nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu, biểu đồ trong văn bản (lớp 5)

Như vậy có thể thấy về yêu cầu kĩ năng đọc: chương trình tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 3 chủ yếu nhằm rèn cho học sinh luyện đọc trơn, đọc hiểu và tập nói (có cả yêu cầu luyện nghe). Việc thực hiện yêu cầu đọc hiểu còn ở mức độ thấp: học sinh đọc xong bài ghi nhớ được nội dung vừa đọc và vừa kể lại, thuật lại nội dung đó. Với một số ít bài, học sinh còn phải hiểu được ý nghĩa hiển ngôn của văn bản. Có nhiều loại bài tập để tập nói như: Đặt câu; Nói tiếp câu dở dang; Nối các từ ngữ hay mệnh đề thể hiện sự hiểu biết nội dung; Trả lời các câu hỏi về nội dung, ý nghĩa văn bản; Nói cảm xúc, ý nghĩ của mình khi học văn bản; Kể lại truyện có tranh hoặc không có tranh làm điểm tựa… Nhưng đến lớp 4 và lớp 5, chương trình yêu cầu rèn cho học sinh các kĩ năng: đọc, nghe và nói theo chủ điểm. Khác với các lớp dưới, tập đọc lớp 4, 5 tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (đề tài, cốt truyện, nhân vật...) góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu đọc diễn cảm. Câu hỏi tìm hiểu bài chú ý khai thác nghệ thuật biểu hiện nhiều hơn. Theo yêu cầu chương trình, người dạy trong quá trình soạn giảng có thể áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy: đọc thầm, đọc lướt, đọc thành lời, đọc diễn cảm…

- Hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định cụ thể mức độ yêu cầu học sinh cần đạt ở mỗi đơn vị kiến thức. Do đó, chương trình đã hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc xác định đúng, đủ mục tiêu dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá thích hợp.

Chương trình đã quy định kế hoạch giáo dục cụ thể gồm tổng số tiết từng năm học, số tiết/tuần:

Lớp 1: 10 tiết/ tuần = 350 tiết Lớp 2: 9 tiết/ tuần = 315 tiết Lớp 3: 8 tiết/ tuần = 280 tiết Lớp 4: 8 tiết/ tuần = 280 tiết Lớp 5: 8 tiết/ tuần = 280 tiết

Nội dung chương trình môn Tiếng Việt mỗi năm học 35 tuần bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Số tiết học trong từng phân môn của các lớp được phân bố trong chương trình khung như sau: Phân môn Lớp Học vần- TV (*) Tập đọc Kể chuyện Chính tả Tập viết Luyện từ&câu Tập làm văn Tổng cộng 1 10 6 1 2 1 10 2 3 1 2 1 1 1 9 3 2,5 0,5 2 1 1 1 8 4 2 1 1 2 2 8 5 2 1 1 2 2 8

(*) Học vần được học ở 24 tuần đầu lớp 1 theo qui định một đơn vị học gồm 02 tuần: Tuần thứ nhất học 05 bài học vần, mỗi bài 2 tiết; tuần thứ 2 học 04 bài học vần, mỗi bài 2 tiết, 02 tiết của tuần thứ hai dạy tập viết các nội dung đã học vần ở cả hai tuần học. Các phân môn trong phần Luyện tập tổng hợp (gồm Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, tập viết) được học từ tuần 25 trở đi.

Kế hoạch giáo dục này được thực hiện bởi phân phối chương trình khung, trong đó chỉ qui định cứng tổng số tiết từng học kì, từng chương đối với môn học và hoạt động giáo dục. Do đó đã tạo điều kiện cho nhà trường chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo

dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học bao giờ cũng đi kèm với việc đổi mới phương pháp đánh giá. Cách kiểm tra đánh giá sẽ quy định cách dạy của thầy và cách học của trò. Đánh giá mang tính tích cực sẽ dẫn đến dạy và học tích cực. Chương trình tiếng Việt cấp tiểu học có nêu cụ thể những định hướng về đổi mới phương pháp đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về phương thức đánh giá: Có hai phương thức để đánh giá kết quả học tập

của học sinh: một là đánh giá thường xuyên được thực hiện trong từng bài học, từng chương hoặc từng phần; hai là đánh giá định kì, được thực hiện vào giữa học kì, cuối năm học, cấp học.

+ Về tiêu chuẩn đánh giá: Việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh căn cứ

trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng của chương trình môn học. Việc đánh giá thái độ của học sinh được kết hợp trong đánh giá kiến thức và kĩ năng. Dựa trên chuẩn, các nội dung đánh giá được xác định và chuyển thành đề kiểm tra thường xuyên và định kì.

+ Về định hướng đổi mới đánh giá:

Định hướng đổi mới đánh giá được thể hiện trên ba phương diện chính:

Đổi mới mục đích đánh giá: Theo định hướng này, việc đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm phân loại học sinh mà còn nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học của giáo viên, các cán bộ quản lí giáo dục điều chỉnh nội dung chương trình và sách giáo khoa, thiết bị dạy học cũng như phương pháp học tập.

Đa dạng hoá công cụ đánh giá: Theo định hướng này, chương trình kết hợp các biện pháp đánh giá bằng bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan và bằng quan sát của giáo viên, nhằm đảm bảo độ chính xác, tin cậy của hoạt động đánh giá.

Đổi mới chủ thể đánh giá: chủ thể đánh giá không chỉ là giáo viên mà còn là học sinh. Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn để có thể hoàn thành một chu trình học tập mang tính tự học. Giáo viên giúp học sinh hiểu tiêu chuẩn đánh giá để có thể tự đánh giá.

Việc đánh giá thường xuyên được thực hiện sau mỗi bài học, phần học bằng kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết do giáo viên trực tiếp thực hiện trong giờ học. Việc đánh giá theo quy định chung được tiến hành như sau: Ở tiểu học, trong mỗi năm học sinh tham dự 4 kì kiểm tra: giữa kì I. cuối kì I, giữa kì II, cuối kì II. Trong mỗi kì kiếm tra học sinh được đánh giá kĩ năng đọc (bao gồm cả đọc thành tiếng và đọc hiểu); kĩ năng viết (bao gồm tập viết và viết chính tả đối với học sinh lớp 1; viết chính tả và viết đoạn văn với học sinh lớp 2, 3; viết đoạn văn, viết văn bản với học sinh lớp 4, 5, kiến thức về từ và câu tiếng Việt (chỉ đánh giá kiến thức đối với học sinh lớp 2, 3, 4, 5)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 28)