Nguyên tắc tích hợp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 35)

7. Bố cục luận văn

2.3.1.2.Nguyên tắc tích hợp

Có thể nhận thấy, tính tích hợp là đặc điểm nổi bật trong chương trình cũng như sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học mới. Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.

- Tích hợp theo chiều ngang:

Dựa vào mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, sách giáo khoa đã tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội thông qua các chủ điểm học tập theo nguyên tắc đồng quy. Bằng việc tổ chức hệ thống bài đọc, bài học theo chủ điểm, sách giáo khoa dẫn dắt học sinh đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời mở rộng cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình.

Tính tích hợp thể hiện ở sự gắn bó giữa các bài học trong một phân môn và sự gắn bó các phân môn trong môn học. Theo quan điểm tích hợp các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) được tâp hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Tích hợp theo chiều dọc:

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới.

Ví dụ:

Về kiến thức: Ở lớp 1, các bài học được xây dựng theo các chủ điểm tương đối

rộng: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên và Đất nước. Lên lớp 2, các chủ điểm được chia nhỏ hơn tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết sâu hơn. Chủ điểm Gia đình bao gồm

4 chủ điểm nhỏ: Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn ở trong nhà; Chủ điểm Nhà trường

bao gồm 4 chủ điểm nhỏ: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô; Chủ điểm Thiên nhiên bao gồm 5 chủ điểm nhỏ: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối; Chủ điểm Đất nước bao gồm 2 chủ điểm nhỏ: Bác Hồ, Nhân dân.

Lên lớp 3, ngoài các chủ điểm đã học ở lớp 1 và 2, học sinh được tiếp cận với các chủ điểm mới mở rộng hơn như Quê hương, Cộng đồng, Bắc Trung Nam, Ngôi nhà

chung, Khoa học, Thể thao, Lễ hội...Việc chia nhỏ các chủ điểm phù hợp với sự phát

triển nhận thức của trẻ và giúp trẻ duy trì hứng thú học tập, loại trừ cảm giác nhàm chán dễ xảy ra khi học một chủ điểm trong một thời gian quá dài.

Các chủ điểm là bộ khung cho cả cuốn sách giáo khoa. Ở lớp 1, thời gian học dành cho mỗi đơn vị học là 1 tuần; các chủ điểm lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy ốc; mỗi lần trở lại là một lần khai thác sâu hơn. Từ lớp 2 trở đi, mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tuần, vòng đồng tâm xoáy ốc thưa hơn. Phải sau một năm, học sinh mới trở lại với chủ điểm đã học.

Về kĩ năng, từ chỗ biết đọc trơn và đọc nhẩm ở lớp 1, học sinh lớp 2 được rèn

luyện để có kĩ năng đọc thầm và đọc bước đầu biết đọc lướt nắm ý để trả lời câu hỏi, từ chỗ biết nói một số câu đơn giản gắn với âm vần đã học, học sinh có thể đặt câu theo mẫu đã cho và nói về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp... bằng một số câu đơn giản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp dạy học môn tiếng Việt ở cấp tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học Xuân Trung - xã Xuân T (Trang 35)