Vận dụng Marketing vào hoạt động thông tin thƣ viện

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 107)

8. Bố cục đề tài

3.7.Vận dụng Marketing vào hoạt động thông tin thƣ viện

Xã hội càng phát triển thì tốc độ gia tăng của thông tin ngày càng nhanh, không một tổ chức hay cá nhân nào có đủ nguồn lực để thu thập và cung cấp thông

110

tin một cách miễn phí. Vì vậy, trách nhiệm thuộc về các cơ quan nhà nước, thông qua thư viện, nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng để tạo lập nguồn tin và phục vụ NCT. Nhiệm vụ của thư viện là thực hiện tốt quá trình chuyển giao thông tin đến NCT, tạo điều kiện cho bạn đọc tái sản xuất ra thông tin, từ đó phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây chính là lý do tồn tại của thư viện.

Về lý thuyết, trong một thế giới hoàn hảo mọi người sẽ đều có thẻ thư viện. Và các thư viện sẽ vừa là một nơi đáng giá để đọc tài liệu vừa là trung tâm thông tin qua mạng 24 giờ một ngày. Nhưng thực tế thì khác, thư viện chỉ được xếp hạng thứ 11 trong những nơi được người ta lựa chọn khi nghĩ đến việc tìm kiếm thông tin. Sự thật là thư viện ngày nay không còn xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của mọi người khi họ cần tìm một thông tin nào đó. Trong thời đại số, thư viện đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách, trong đó có internet - kho tài nguyên khổng lồ và dễ dàng truy xuất miễn phí bất cứ khi nào. “Google” là công cụ được nhiều người ưa chuộng hơn cả khi họ cần thông tin. Thay vì mất cả năm để xuất bản một ấn phẩm, người ta chỉ cần 5 phút để xuất bản một cuốn sách trên mạng. Xuất bản điện tử cũng là một thách thức lớn đối với thư viện. Trong xã hội thông tin ngày nay, thư viện không còn là nơi lưu trữ và phổ biến thông tin duy nhất, họ đang phải đối đầu trong một cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lại khách hàng. Nếu không tiếp tục duy trì được tần suất bạn đọc và phát triển nó, thư viện sẽ mất đi lý do để tồn tại. Các thư viện cần phải sớm nhận ra điều này và có những đối sách hợp lý trước khi hình ảnh thư viện trong mắt bạn đọc chỉ còn là một nhà kho lưu trữ những cuốn sách cũ kỹ và phải rất khó khăn mới có thể mượn đọc.

Một lý do khác để các thư viện phải quan tâm tới marketing là hình ảnh của họ trong mắt bạn đọc - khách hàng. Rất khó có thể tìm thấy trên báo chí hay truyền hình một quảng cáo về thư viện, hay rất hiếm khi chúng ta có thể đọc được ở đâu đó một lời khen về thư viện. Các thư viện ngày nay cần phải tìm nhiều cách thức hiệu quả hơn để bạn đọc hiểu rõ về mình và từ đó thu hút được bạn đọc đến thư viện. Bạn đọc thường phải tự tìm đến thư viện khi họ cần, nhưng đôi khi họ không biết nên đến thư viện nào cho thích hợp. Bạn đọc cũng không biết rằng nguồn tin trong thư viện hữu ích và có giá trị hơn những nguồn tin khác như thế nào? Các thư viện

111

cần chủ động tìm tới bạn đọc và cho họ biết mình đang có những gì có thể giúp ích cho họ. Cải thiện được hình ảnh thư viện là một nhiệm vụ khó khăn. Chính vì thế, các thư viện trong thế giới cạnh tranh cần đến một công cụ đắc lực - “marketing”. Marketing sẽ giúp thư viện hiểu được bạn đọc đang muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ và làm thế nào để cải thiện mối quan hệ bạn đọc - thủ thư. Marketing giúp thư viện định vị hình ảnh của mình với NDT, lãnh đạo các cấp và cả các nhà tài trợ. Hơn thế nữa, marketing không chỉ là một công cụ mà còn là triết lý hoạt động của tổ chức, nó nâng cao trình độ, kỹ năng của thư viện viên và làm thay đổi tất cả các hoạt động của thư viện theo hướng quan tâm tới thị trường.

Như vậy, marketing không chỉ ảnh hưởng tới lĩnh vực kinh doanh mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến công tác TTTV. Bất cứ thư viện nào muốn phát triển cũng đều phải quan tâm đến marketing. Marketing giúp chúng ta hiểu, giao tiếp và đem lại các giá trị cho khách hàng. Marketing giúp thư viện cung cấp thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Marketing tạo ra một cộng đồng người dùng thư viện rộng lớn hơn và thông qua đó tạo ra nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho thư viện. Marketing khiến thư viện thoát khỏi vẻ bề ngoài cũ kỹ để thích ứng với một thế giới công nghệ phát triển với nhịp độ nhanh chóng. Tất cả những nguyên nhân đó lý giải tại sao các thư viện cần phải tiến hành marketing .

Ngoài những công cụ marketing truyền thống như công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, tổ chức các triển lãm giới thiệu tài liệu, trung tâm cần phát triển những công cụ marketing hiện đại như bản tin điện tử, website thư viện, gửi thông tin qua thư điện tử (email marketing), blog, công cụ tìm kiếm, quảng cáo truyền miệng, … để giúp NDT đến gần hơn với nguồn lực thông tin của mình. Bên cạnh đó, trung tâm có thể lắp một số màn hình vô tuyến treo ở sảnh phòng đọc. Những màn hình này liên tục phát những đoạn băng giới thiệu về nguồn lực thông tin của thư viện cũng như các thông báo/chính sách của thư viện như thông báo sách mới, thông báo triển lãm, chính sách mượn trả,…

Tuy nhiên, công việc marketing không chỉ của riêng những cán bộ làm marketing cũng không phải của lãnh đạo Trung tâm mà đó là công việc của toàn bộ

112

các thành viên trong thư viện. Chỉ khi tất cả nhân viên trong thư viện cùng đồng lòng thực hiện thì công tác marketing mới thực sự có hiệu quả.

Xét thấy yêu cầu cấp thiết của hoạt động marketing, chúng tôi nghĩ bộ phận marketing nên có ít nhất 02 người để có thể cùng hợp tác thiết kế ý tưởng, lên kế hoạch và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 107)