Xây dựng hạ tầng kỹ thuật thông tin

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 80)

8. Bố cục đề tài

3.3.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật thông tin

Một hệ thống thư viện điện tử, thư viện số có thể thường bao gồm các trang thiết bị được thể hiện qua mô hình sau:

83

Hình 3.2 Sơ đồ trang thiết bị hệ thống thư viện điện tử, thư viện số

Xây dựng hạ tầng thông tin cho thư viện phải được sự tư vấn của các nhà đầu tư cũng như Nhà trường hiện nay có các cán bộ, giảng viên là chuyên gia về CNTT sẽ góp phần cùng với các nhà tư vấn xây dựng kế hoạch đầu tư về hạ tầng mạng. Nhìn chung công tác xây dựng hạ tầng mạng sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:

* Hệ thống kết nối mạng: bao gồm hệ thống cáp, hệ thống thiết bị, hệ thống truyền thông phục vụ cho mục đích kết nối mạng LAN (mạng cục bộ), WAN (mạng diện rộng) và mạng Internet.

Nhà trường đang có dự án xây dựng mạng cục bộ (LAN) do cán bộ CNTT của Trường đảm nhiệm để có thể trao đổi thông tin và các hoạt động giữa các đơn vị trong Trường với nhau và thư viện cũng nằm trong hệ thống đó.

CỔNG TRUY NHẬP

Hệ quản trị CSDL

CSDL thư mục CSDL toàn văn Hệ thống quản trị Hệ điều hành hệ thống mạng LAN/WAN Internet Hệ thống máy chủ, trạm Các thiết bị ngoại vi: Máy

in,….

Thiết bị nhập liệu: Scanner, Camera,…

84

Mạng Internet đã được Nhà trường duy trì nhiều năm nay. Hiện nay, Trung tâm đã có thêm mạng Wifi giúp sinh viên có thể truy cập mạng khi ngồi bất cứ vị trí nào trong thư viện.

* Hệ thống máy chủ, máy trạm: phục vụ cho công tác nghiệp vụ, tra cứu thông tin.

Hệ thống máy chủ lớn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ: Máy chủ Web, máy chủ FPT, Mail, các máy chủ lưu, bảo trì dữ liệu, máy chủ Firewall, máy chủ cho các ứng dụng khác.

Máy chủ sẽ là nơi lưu giữ tất cả các thông tin về tài liệu, chạy các ứng dụng phục vụ cho toàn hệ thống gồm: cập nhật, tìm kiếm, chạy phần mềm.

Sử dụng máy chủ loại cao cấp của các hãng có tên tuổi như HP, IBM, Compac,… với khả năng mở rộng tốt, hoạt động cao, đủ công suất để phục vụ cho thời gian dài không cần thay đổi lớn và nâng cấp dễ dàng.

Hệ thống máy trạm: Mục đích là để cho các cán bộ thư viện cập nhật thông tin: số hóa, xử lý tài liệu,… đồng thời máy trạm còn là điểm truy nhập thông tin và là công cụ để thực hiện các hoạt động tin học hóa khác như soạn thảo văn bản. Ngoài ra, máy trạm còn được sử dụng để khai thác thông tin của NDT. Trong hệ thống máy trạm cần được phân quyền để đảm bảo an toàn thông tin. Tất cả các máy trạm đều được nối với máy chủ trung tâm.

* Thiết bị an toàn thông tin: gồm các thiết bị hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thông tin như các thiết bị lưu điện (UPS), các thiết bị sao lưu dữ liệu.

* Thiết bị nhập liệu: các thiết bị phục vụ công tác nhập liệu, biên tập và chuyển đổi dữ liệu sang dạng số có thể quản lý bằng chương trình ứng dụng như máy đọc mã vạch; thiết bị quét (scan); máy quay video số; thiết bị gom dữ liệu di động.

* Thiết bị ngoại vi: bao gồm các thiết bị hỗ trợ như máy in laser, in kim, in phun, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay kỹ thuật số, máy chiếu, thiết bị đọc đĩa CD (CD Writer), …

Để trang bị, xây dựng hạ tầng mạng hiệu quả, thư viện cũng cần đi tham khảo, học hỏi ở một số thư viện trường đại học đã có hạ tầng mạng hoàn chỉnh.

85

Một phần của tài liệu Hiện đại hóa Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)