8. Bố cục đề tài
3.8. Công tác đào tạo ngƣời dùng tin
NDT là yếu tố cấu thành cơ quan TTTV là mục tiêu hướng tới của tất cả các cơ quan. Hoạt động TTTV càng được phát triển khi nhu cầu thông tin của NDT càng được thoả mãn và nó thực sự có chất lượng khi những kỹ năng sử dụng khai thác nguồn thông tin của NDT đạt hiệu quả và họ chính là người sử dụng và đánh giá chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ TTTV.
Trước sự biến đổi, phát triển đa dạng ngày càng nhiều các dịch vụ và sản phẩm TTTV hiện nay, việc đào tạo và huấn luyện NDT là cần thiết. NDT cần phải biết cụ thể mình cần thông tin gì, cần ở đâu và bằng cách nào để có thể khai thác được chúng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi công nghệ xử lý và khai thác thông tin ngày càng được phát triển, phạm vi thông tin ngày càng được mở rộng thì NDT phải biết được chính xác những thông tin mình cần để khai thác. Khoảng cách không gian giữa cơ quan thông tin và NDT ngày càng được co hẹp lại do công nghệ mạng, công nghệ viễn thông… Điều này giải quyết được vấn đề đi lại, thời gian của NDT, nhưng để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự hiểu biết, các kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện được những đòi hỏi đặt ra.
Mục đích của việc đào tạo NDT là nhằm giúp họ hiểu và nắm bắt được những cơ chế tổ chức của hoạt động TTTV và biết sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ TTTV.
Cần phải tổ chức những lớp ngắn hạn để đào tạo, cung cấp những kiến thức chung nhất về tổ chức hoạt động TTTV và biết sử dụng các nguồn tin hiện có thông qua các sản phẩm và dịch vụ TTTV. Hướng dẫn cho họ những kỹ năng khai thác thông tin theo các phương tiện truyền thống và hiện đại để trên cơ sở đó, NDT có
113
thể sử dụng bất kỳ một hình thức nào để thoả mãn NCT của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tiến hành các buổi tọa đàm trao đổi về phương thức sử dụng TTTV tại đơn vị nhằm giải đáp kịp thời những thắc mắc của NDT và cần biên soạn in ấn các tài liệu, phổ biến kiến thức về nguồn tin, mạng thông tin và các kiến thức khác nhằm phục vụ nhu cầu cần hiểu biết nắm vững các sản phẩm và dịch vụ TTTV của NDT.
NDT là một yếu tố luôn biến động vì vậy cần phải tổ chức đào tạo, huấn luyện thường xuyên, lâu dài và có kế hoạch cụ thể. Muốn vậy phải có sự nhiệt tình công tác của đội ngũ cán bộ TTTV, bên cạnh đó phải có sự hỗ trợ đầu tư thích đáng của lãnh đạo Nhà trường để việc đào tạo, huấn luyện NDT đạt kết quả tốt.
114
KẾT LUẬN
Để đảm bảo lộ trình hiện đại hóa TTTTTV Trường ĐHSPNTTW có hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động HĐH thư viện theo ba giai đoạn như sau:
* Giai đoạn xin cấp kinh phí:
TTTTTV Trường xây dựng kế hoạch, dự án hoàn chỉnh của công tác HĐH thư viện và trình bày trước Ban Giám hiệu Nhà trường để được chấp thuận cấp kinh phí triển khai.
* Giai đoạn thực hiện:
Sau khi được Ban Giám hiệu Nhà trường chấp thuận kế hoạch, thư viện sẽ tiến hành các công việc:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, lập kế hoạch hoạt động, mở rộng diện tích làm việc.
- Tuyển dụng thêm một số cán bộ có trình độ tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ thư viện.
- Lựa chọn nhà cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm, mạng, thông qua hình thức đấu thầu và ký kết hợp đồng kinh tế.
- Triển khai phần cứng: Lắp đặt hệ thống máy tính và các thiết bị khác.
- Triển khai phần mềm: Cài đặt các phần mềm ứng dụng đưa vào hoạt động. (Hiện này có rất nhiều phần mềm quản lý thư viện, phải kể đến Ilib, Libol, Vitrual,…)
- Đào tạo cán bộ: Đào tạo về kỹ năng vận hành các phần mềm, kỹ năng công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ.
* Giai đoạn triển khai các hoạt động nghiệp vụ: Giai đoạn này sẽ được bắt đầu ngay khi hoàn thành việc xây dựng phần mềm thư viện.
- Xây dựng CSDL mới và tìm cách chuyển dữ liệu đã xử lý xong sang phần mềm mới.
115 - Đào tạo và hướng dẫn NDT.
Từ những nội dung nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Kết luận:
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, CNTT ngày một hiện đại đòi hỏi tất cả các ngành, các lĩnh vực muốn theo kịp xu hướng đó thì không còn cách nào khác là phải hiện đại hóa. Hiện đại hóa tức là phải áp dụng khoa học kỹ thuật, CNTT vào mọi hoạt động của tất cả các ngành, các lĩnh vực. Ngành TTTV cũng không thể tách khỏi xu thế đó.
Mặt khác, công tác giáo dục và đào tạo được coi là chất lượng khi sản phẩm của công tác này đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt và nếu việc đào tạo được quan tâm, đầu tư thích đáng thì có lẽ sẽ đáp ứng được những yêu cầu lâu dài. Bởi vậy việc đổi mới mục tiêu đào tạo, cơ cấu kiến thức, nội dung chương trình phù hợp với yêu cầu đó, đặc biệt là Trường ĐHSPNTTW. Song song với việc đổi mới giáo dục nhằm tạo ra những sản phẩm đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước thì việc hiện đại hóa TTTTTV Trường ĐHSPNTTW nói riêng và các trường đại học trong cả nước nói chung là một yêu cầu được đặt ra hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Với nỗ lực vượt bậc, TTTTTV Trường ĐHSPNTTW đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bước đầu đáp ứng một phần nhu cầu của NDT, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tại Nhà trường. Tuy nhiên, Trung tâm vẫn chưa thực sự là đầu mối quản lý hoạt động thông tin và các nguồn lực thông tin trong Nhà trường. Vì vậy, nghiên cứu hiện đại hóa TTTTTV có ý nghĩa to lớn trong tiến trình đổi mới đào tạo của Trường ĐHSPNTTW trong xu thế hội nhập thế giới.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận văn đã đưa ra các giải pháp tiến hành hiện đại hóa Trung tâm từ hoàn thiện tổ chức và hoạt động TTTV:
- Kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn và tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật - trang thiết bị - trang bị phần mềm quản lý thư viện hiện đại.
116
- Phát triển và hiện đại hóa nguồn lực thông tin với việc xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin; chuẩn hóa công tác xử lý tài liệu; nâng cao hiệu quả tổ chức kho, sắp xếp và bảo quản tài liệu; đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ TTTV theo hướng công nghệ hiện đại.
Ngoài ra còn vận dụng Marketing vào hoạt động TTTV, hoạt động hướng dẫn và đào tạo NDT và cán bộ thư viện.
Theo chúng tôi, để công tác hiện đại hóa Trung tâm đạt được hiệu quả cao cần tiến hành một cách đồng bộ các giải pháp trên và ngoài ra cần phải đẩy mạnh công tác quản lý thư viện:
- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thông tin ở các trường đại học nói chung.
- Đối với Ban lãnh đạo Trường ĐHSPNTTW cần có những nhận định rõ ràng về vai trò của thư viện trong tiến trình đổi mới phương thức đào tạo tín chỉ; Nhà trường cần tạo điều kiện cho Trung tâm trong công tác tuyển dụng cán bộ để bổ sung những vị trí còn thiếu; Đầu tư cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư phần mềm thư viện điện tử cho Trung tâm.
- Tăng cường hiệu quả quản lý trong nội bộ Trung tâm như cần xây dựng cây mục tiêu quản lý và áp dụng nhịp nhàng các phương pháp quản lý đối với nhân viên như: phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục, phương pháp tâm lý xã hội, phương pháp kinh tế. Các phương pháp này có tác động trực tiếp đến tập thể và từng cán bộ nhân viên trong suốt quá trình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra nhằm phối hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị.
117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Thông báo số 109/TB-BGDĐT ngày 16 tháng 03 năm 2010 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số Chỉ thị số 296/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.
5. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định về việc ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học, số 13, ngày 10 tháng 3 năm 2008.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học
7. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
8. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học KHXH&NV (2006), Ngành Thông tin - Thư viện trong xã hội thông tin, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
9. Lê Quỳnh Chi (2008), Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí Thư viện (Số 2), tr.18-21
10. Ngô Ngọc Chi (2006), Hoạt động thư viện thông tin Việt Nam trên đường hội nhập, Tạp chí Thư viện Việt Nam số (4-5) tr.32
118
11. Đinh Minh Chiến (2005), Kho sách tự chọn: Phương thức tổ chức những vẫn đề quan tâm tháo gỡ, Tạp chí Thư viện (Số 3), tr.36-40.
12.Nguyễn Huy Chƣơng (2006), Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Hội nghị quốc tế về thư viện - TP. HCM 28- 30/8/2006
13.Nguyễn Huy Chƣơng (2005), Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống Thông tin - Thư viện đại học Mỹ và định hướng vận dụng một số kinh nghiệm vào thư viện đại học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sử học, ĐHQGHN, Hà Nội, 201tr.
14.Nguyễn Huy Chƣơng (2003-2005), Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động trung tâm thông tin thư viện đại học, Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Minh Hiệp, Vấn đề chuẩn hóa ngành thông tin thư viện Việt Nam. 16.Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận tới thực tiễn, Nxb Văn hoá
Thông tin, 835tr.
17.Nghiêm Xuân Huy, Trần Xuân Viện (1998), Vấn đề tin học hóa Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Báo cáo Hội nghị Khoa học sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, tr1-5.
18.Tạ Bá Hƣng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng (2005), Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 2, tr.4-13.
19.Phạm Thị Lệ Hƣơng, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga (1996), ALA từ điể giải nghĩa thư viện học và tin học=ALA glossary of library and information science, 179tr.
20.Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam
21.Đại Lƣợng, Hữu Nghĩa (2008), Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc, Tạp chí Thư viện Việt Nam (Số 1) tr.32
22.Hoàng Lê Minh (2003), Dự án “Hệ thống Thông tin thư viện điện tử liên kết các trường đại học và việc tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội tại TP.HCM”, http:// www.glip.hcmuns.edu.vn/btclb.html
119
http://www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/writing/chuanthuvien.pdf
23.Vũ Bích Ngân (2009), Hướng đến mô hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1, tr.13-18.
24. Những nguyên tắc bổ sung ở Thư viện Quốc gia Bắc Kinh, 1996, tr.24.
25.Phan Huy Quế (2001), Tài liệu hướng dẫn mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa, Hà Nội, 50tr.
26.Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hoá trong hoạt động thông tin - thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 164tr.
27.Vũ Văn Sơn (…), Áp dụng phân loại DDC vào việc tổ chức kho mở, Báo cáo tọa đàm công tác tổ chức kho và phục vụ bạn đọc, tr.45.
28.Vũ Văn Sơn (1999), Bàn về xây dựng thư viện điện tử ở Việt Nam và tính khả thi, Thông tin và Tư liệu (Số 2), tr.1- 6
29.Vũ Văn Sơn (1999), Tiêu chí của Thư viện hiện đại, Bản tin của hội thông tin – Tư liệu khoa học và công nghệ Việt Nam, tr.21-25
30.Vũ Văn Sơn (2000), Lựa chọn phần mềm quản trị thư viện, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (số 2), tr.5-10
31.Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học: Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Thông tin Thư viện và Quản trị Thông tin, Nxb ĐHQG, 337tr.
32.Nguyễn Lan Thanh (…), Đổi mới phương pháp quản lý thư viện - thông tin trong nền kinh tế thị trường, Quản lý văn hóa, (…) tr.83.
33. Nguyễn Lan Thanh (1995), Một số vấn đề phát triển quản lý sự nghiệp thư viện thông tin ở Việt Nam hiện nay, Tập san Thư viện (Số 2), tr.22-24
34.Lê Đức Thắng (2009), Quy trình tổ chức số hoá tài liệu thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 7, tr.24-30.
35.Thƣ viện Quốc gia Liên Xô (1978), Kho sách tự chọn trong các thư viện khoa học, Đỗ Hữu Dư dịch, tr.10.
36.Thƣ viện Quốc gia Việt Nam (1982), Sự phối hợp trong công tác bổ sung sách báo nước ngoài, tr.45.
120
37.Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, 35tr.
38.Trần Mạnh Tuấn (2004), Các biện pháp đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đại học, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, tr.29.
39.Trần Mạnh Tuấn (2005), Nghiên cứu phát triển nguồn tin nội sinh tại trường đại học, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3, tr.1-4.
40.Trần Mạnh Tuấn (2005), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, 325tr.
41.Lê Văn Viết, Võ Thu Hƣơng (2007), Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2, tr 6-11.
II. Tài liệu ngoại văn
42. Digital library standards and practices,
http://www.diglib.org/standards.htm, June 27, 2010
43. Dougherty Richard M (2002), Planning for new library future, http:// www.yahoo.com/infotech/digital libraries, June 27, 2010
44. Steve Colowich, Library of the future,
http://www.insidehighered.com/news/2009/09/24/libraries, June 27, 2010 45. University library mordernization,
http://docs.google.com/gview?a=v&q=cache:5lvOLO3BpasJ:uplibrarybulletin.files. wordpress.com/2007/01/2005-annual- , June 27, 2010
121
PHỤ LỤC
122
Phụ lục 2: Website Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
123
Phụ lục 3: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG
Mẫu thăm dò
Để góp phần vào hiện đại hóa và tiến tới hiện đại hóa tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường và có cơ sở đề xuất các giải pháp hiện đại hóa Trung tâm