0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu HIỆN ĐẠI HÓA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG (Trang 76 -76 )

8. Bố cục đề tài

3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Với tư cách là chủ thể của hoạt động TTTV, cán bộ TTTV đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan TTTV.

Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động TTTV thì vai trò của cán bộ Thư viện cũng có nhiều thay đổi. Họ không chỉ thực hiện đơn thuần các nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản và phục vụ tài liệu một cách truyền thống mà còn phải biết khai thác, xử lý thông tin theo công nghệ mới, hiện đại, đảm bảo cung cấp, kịp thời, đầy đủ, chính xác các NCT của NDT.

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Hành chính quản trị Phòng Nghiệp vụ Phòng Dịch vụ Phòng ứng dụng và quản lý CNTT

79

Để đáp ứng được những yêu cầu trên, cán bộ Thư viện phải luôn học hỏi, nâng cao trình độ về mọi mặt như học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Bên cạnh đó phải tỏ ra nhạy bén, thích ứng được với những kỹ thuật công nghệ hiện đại trong hoạt động TTTV. Có như vậy, cán bộ TTTV mới có thể vừa là người tổ chức xử lý thông tin vừa khai thác và phổ biến thông tin cũng như tiến hành đào tạo phổ biến CNTT mới trong lĩnh vực hoạt động TTTV.

Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TTTV, trước hết vấn đề cần quan tâm ở đây là đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động TTTV Trường.

Người cán bộ quản lý TTTV “phải là người có đủ năng lực chuyên môn về quản lý, có năng lực tổ chức thực tiễn và có nghệ thuật trong quản lý lĩnh vực TTTV, sao cho đáp ứng yêu cầu quản lý một cách hiệu quả, cao nhất về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay”. [32, tr.83].

Người cán bộ quản lý phải có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực mình phụ trách, biết đánh giá năng lực của từng cán bộ và bố trí thích hợp, đúng người, đúng việc cho từng cá nhân để phát huy năng lực của họ.

Đồng thời cán bộ quản lý TTTV phải là người nắm được các xu hướng phát triển thư viện theo hướng HĐH. Họ phải có kiến thức nhất định về tin học để có thể đánh giá được tiêu chí của một phần mềm cần thiết, biết soạn thảo văn bản và sử dụng thành thạo ít nhất là một ngoại ngữ. Đặc biệt phải có khả năng nắm bắt được xu hướng phát triển của hoạt động TTTV theo hướng hiện đại, kịp thời có những quyết định đúng đắn vào những thời điểm thích hợp nhất để giúp cho hoạt động của đơn vị phát triển.

Mặt khác, người cán bộ quản lý phải vận dụng các phương pháp quản lý như: phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp tâm lý giáo dục và những phương pháp kinh tế trong hoạt động quản lý của mình, phải có cơ chế vận dụng những phương pháp này một cách cụ thể, rõ ràng để nhờ đó tác động có hiệu quả vào đối tượng quản lý.

Và để thực hiện được những yêu cầu trên, người cán bộ quản lý phải thường xuyên tham gia các Hội nghị, Hội thảo có tính định hướng chỉ đạo cho các nhiệm vụ

80

chuyên môn của ngành thông tin thư viện, phải được tạo điều kiện tham quan, học hỏi ở các cơ quan TTTV tiên tiến trong và ngoài nước.

Một vấn đề nữa cũng cần phải chú trọng, để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý là cần cử cán bộ đi dự các khoá đào tạo về năng lực quản lý trong và ngoài nước, tham gia vào các hoạt động chung của trường như dự Hội nghị, Hội thảo của ngành, của Trường để nắm bắt được chính xác định hướng phát triển cũng như nhu cầu thông tin hiện thời để từ đó định hướng, điều chỉnh các hoạt động TTTV, đáp ứng nhu cầu về thông tin của tài liệu cho NDT của Trường một cách tốt nhất.

Góp phần đắc lực cho hiệu quả hoạt động của công tác TTTV phải kể đến, đó là đội ngũ cán bộ TTTV. Họ là những người thực thi và vận hành toàn bộ hoạt động của cơ quan TTTV. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ này là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay.

Trước yêu cầu của các nhiệm vụ của Trường ĐHSPNTTW trong giai đoạn đổi mới giáo dục, cán bộ TTTV của Trường cần có trình độ tương xứng để có thể đảm đương việc phục vụ tốt hơn NCT đa dạng và ngày càng cao. Cán bộ TTTV không những cần được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mà đặc biệt cần có kiến thức về lĩnh vực giáo dục và các ngành khoa học khác có trong chương trình đào tạo, giảng dạy của Trường và phải có lòng yêu nghề để từ đó nắm bắt, bao quát được các lĩnh vực, nội dung nghiên cứu, xử lý tài liệu và các yêu cầu tin của NDT.

Hơn nữa, với việc ứng dụng ngày càng nhiều hơn CNTT đòi hỏi người cán bộ TTTV cần phải có năng lực thích ứng với công nghệ mới, vận hành và làm chủ những phương tiện kỹ thuật để phục vụ công việc của mình.

Tuy nhiên thực tế đội ngũ cán bộ TTTV của Trường vẫn còn yếu và số lượng chưa đủ để đảm trách được những đòi hỏi của công việc đặt ra. Một số cán bộ thư viện của Trường chưa qua đào tạo về nghiệp vụ TTTV. Một số tuy được đào tạo nhưng chưa đáp ứng được hoạt động thông tin trong cơ chế thị trường hiện nay. Kiến thức về CNTT và ngoại ngữ còn hạn chế. Do đó cần phải có giải pháp để đào tạo lại cán bộ TTTV với những nội dung sau:

81

- Tổ chức và quản lý hoạt động TTTV hiện đại. - Xử lý thông tin.

- Sản xuất và cung cấp các sản phẩm thông tin. - Dịch vụ TTTV.

- Maketing các sản phẩm dịch vụ TTTV.

Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ, đào tạo một số kiến thức chuyên ngành thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo của Trường ĐHSPNTTW.

Vấn đề đặt ra là hiện nay tất cả các cán bộ TTTV của Trường ĐHSPNTTW phải có khả năng xử lý thông tin theo quy trình hiện đại, xây dựng CSDL, khai thác thông tin qua máy vi tính và sử dụng tốt ngoại ngữ để xử lý tài liệu ngoại văn của thư viện.

Để nâng cao trình độ của cán bộ TTTV, cần thông qua con đường cử đi học bồi dưỡng các lớp đào tạo nghiệp vụ tại các địa điểm trong nước như Cục Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trường Đại học Văn Hoá Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,…; Thư viện có thể tự mở lớp đào tạo nghiệp vụ, mời chuyên gia đến dạy; và cử đi học nước ngoài để tiếp thu những kiến thức mới nhất và tiên tiến nhất ở nước bạn, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện kinh tế ở Việt Nam cùng với việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có, cần có kế hoạch tuyển cán bộ vào các vị trí còn thiếu với những yêu cầu cao để đảm bảo chất lượng cho nguồn cán bộ có thể đáp ứng được công việc trong giai đoạn mới.

Phương án đặt ra là lựa chọn sinh viên khá giỏi chuẩn bị tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo như Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và tuyển dụng những người tốt nghiệp các khoa CNTT và Đại học Ngoại ngữ để đáp ứng với yêu cầu mới.

Bên cạnh những biện pháp để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cần có những biện pháp khuyến khích vật chất để tăng thêm trách nhiệm và lòng yêu nghề cho họ. Làm được những việc trên sẽ đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực đảm

82

đương được hoạt động TTTV hiện đại, phục vụ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Trường ĐHSPNTTW.

Một phần của tài liệu HIỆN ĐẠI HÓA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG (Trang 76 -76 )

×