8. Bố cục đề tài
3.6.2. Dịch vụ thông tin thư viện
Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin là nhằm khai thác triệt để nguồn lực thông tin vốn có, đưa thông tin tới NDT đúng đối tượng và phù hợp với nhu cầu của họ một cách thuận tiện nhất.
Phát triển các loại hình dịch vụ thư viện hiện đại thông qua mạng máy tính, các sản phẩm số hóa, CD-ROM, web,… để có thể trao đổi và chia sẻ.
Tại Trường ĐHSPNTTW, NDT chủ yếu vẫn sử dụng các phương thức phục vụ TTTV truyền thống, đó là đọc tại chỗ và mượn về nhà.
Cần phải xây dựng một phương thức, quy trình phục vụ hợp lý, hiệu quả trên cơ sở kết hợp với Trung tâm trong môi trường phần mềm thống nhất.
Một trong những dịch vụ cần thiết đối với NDT là dịch vụ “hỏi - đáp” thông tin qua việc trả lời các câu hỏi, cán bộ TTTV giúp cho bạn đọc có thể hiểu hoặc sử dụng được các phương tiện tra tìm hoặc định hướng cho mình một cách thức, một hướng tìm tài liệu, thoả mãn NCT của mình. Để làm được công việc này, cần phải
107
nâng cao trình độ cho cán bộ phục vụ để đảm bảo cho họ nắm chắc được nguồn tin và các công cụ tra cứu thông tin để có thể trả lời chính xác nhu cầu của NDT một cách nhanh chóng nhất.
- Dịch vụ dịch tài liệu, sao chụp, nhân bản: Đây là những dịch vụ có tính chất hỗ trợ cho việc tìm kiếm, khai thác thông tin của NDT để đạt hiệu quả cao nhất trong khi sử dụng khai thác TTTV.
Cần phải có những phương án thiết lập một đội ngũ cán bộ, có kết hợp, cộng tác với chuyên gia các ngành khoa học để nhanh chóng giải quyết tốt nhu cầu dịch tài liệu, đáp ứng được yêu cầu đặt ra với các tài liệu ngoại văn của người khai thác thông tin.
Đối với nhu cầu sao chụp, nhân bản tài liệu, cần tăng cường và bố trí các máy photo tại các phòng Đọc, đảm bảo cho việc thu thập tài liệu, thông tin của NDT.
- Một loại hình dịch vụ cũng cần phải tăng cường là dịch vụ trao đổi thông tin. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền, phổ biến thông tin cho đông đảo NDT. Một trong những hình thức phù hợp và có tác dụng là tổ chức Hội thảo, Thông báo khoa học, nói chuyện chuyên đề hay triển lãm. Những hình thức này được đa số NDT ưa chuộng.
Tuy nhiên trong những năm qua, hình thức này chỉ được tổ chức một cách thụ động, chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể cho hàng quý, hàng năm và nội dung mới chỉ chuyên về lĩnh vực là văn học. Chính vì vậy, hiệu quả của hình thức này chưa được cao. Cần phải có nhiều chủ đề phong phú, đa dạng cho các ngành đào tạo trong trường hơn nữa. Tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ trao đổi thông tin cho NDT cũng là một trong những giải pháp giúp cho NDT luôn nắm được thông tin và tài liệu mới được bổ sung để kịp thời thu thập, phục vụ cho mục đích của mình.
- Mượn liên thư viện: “Mượn liên thư viện là một dịch vụ mà người sử dụng của một cơ quan TTTV có thể mượn một tài liệu hoặc nhận được bản sao tài liệu của một thư viện khác”. [26, tr.117]
108
TTTTTV Trường ĐHSPNTTW tiến hành chuẩn mượn liên thư viện với các thư viện khác trong nước cũng như quốc tế nhằm chia sẻ tài nguyên, tiết kiệm kinh phí, nhân lực, kho tàng. Để thực hiện được công tác này hiệu quả thư viện phải có module mượn liên thư viện của phần mềm quản lý thư viện đã chọn và thực hiện các yếu tố chuẩn về mượn liên thư viện. Ngoài ra các thư viện tham gia mượn liên thư viện phải có trách nhiệm xây dựng chính sách mượn, xây dựng một mục lục liên hợp bao quát vốn tài liệu của các thư viện tham gia tổ chức mượn liên thư viện. Phần mềm sử dụng trong các thư viện của module này phải đảm bảo các chuẩn trong sử dụng liên thư viện. Do vậy, cần có một số quy định về chuẩn trong quá trình trao đổi để đảm bảo thông tin chính xác và có sự kiểm soát như chuẩn ISO 10160, 10161, chuẩn IPIGV2.0.
Mọi phần mềm liên thư viện nổi tiếng trên thế giới đều tuân thủ bảng đặc tả IPIG đưa ra. Làm đơn giản hóa các giao dịch và mượn liên thư viện, chú trọng đến triển khai các dịch vụ mượn liên thư viện vào thực tế.
- Dịch vụ tư vấn thông tin: Cần bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ thông tin có trình độ cao, có khả năng bao quát được nguồn tin và trình độ xử lý thông tin nhanh chóng, có chất lượng, đồng thời xây dựng một đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo của trường, sẵn sàng hợp tác với thư viện khi cần thiết.
Trước mắt, cần thực hiện vai trò cung cấp thông tin có liên quan đến các hoạt động, nghiên cứu, quản lý, đào tạo của NDT trong trường, giúp họ trong việc ra quyết định. Tiến tới triển khai các dịch vụ tư vấn cho NDT, khai thác các nguồn tin tiềm năng có ở trong và ngoài hệ thống, kỹ năng trao đổi thông tin trên mạng, cách thức tham gia các dịch vụ trao đổi thông tin khác nhau…
Một trong những dịch vụ thông tin thư viện hữu ích với nhiều NDT ở Trường ĐHSPNTTW là dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc. Đây là một phương thức chủ động cung cấp cho NDT những thông tin mới phù hợp với nhu cầu thường xuyên đã được xác định và đăng ký trước của họ.
Ưu điểm của loại dịch vụ này là giúp cho các nhà nghiên cứu tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin. Trung tâm cần tiến hành thực hiện
109
dịch vụ này để thường xuyên thu nhận được những thông tin phản hồi để tự điều chỉnh, cải tiến hoạt động TTTV để nâng cao chất lượng.
Trung tâm cũng đã bước đầu đưa vào thử nghiệm loại hình dịch vụ này và đã nhận được rất nhiều NCT của NDT. Cơ sở để có thể thực hiện được là thông qua hệ thống mạng Internet đã được kết nối, thêm vào đó có một hệ thống CSDL thư mục của Trung tâm tương đối lớn.
Tuy nhiên để làm tốt được dịch vụ này cần phải có đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về CNTT mà còn phải hiểu sâu rộng các kiến thức cũng như sẵn sàng đáp ứng yêu cầu dịch tài liệu của NDT khi cần thiết. Điều này đòi hỏi phải có một sự đầu tư đúng đắn để loại hình dịch vụ này có khả năng phát triển, đáp ứng nhu cầu đông đảo của NDT trong Trường ĐHSPNTTW.
Ngoài ra cần phối hợp tổ chức các hội nghị bạn đọc, hội nghị cộng tác viên với mục đích trao đổi những vấn đề liên quan đến hoạt động TTTV và NCT của bạn đọc để từ đó kịp thời bổ sung, điều chỉnh hoạt động TTTV, thoả mãn ngày càng cao NCT của NDT trong Trường ĐHSPNTTW.
Với việc đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin, thoả mãn tối đa NCT của NDT đồng thời vấn đề này đã giải quyết được uy tín của hoạt động TTTV, tăng thêm lợi ích kinh tế thông qua các dịch vụ thông tin. Về một khía cạnh nào đó, những lợi ích kinh tế này cũng đánh giá khách quan chất lượng, hiệu quả công việc cũng như kích thích nhiệt tình lao động của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực TTTV.
- Tuy nhiên khi đánh giá chúng ta phải xác định trên 2 bình diện: Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế, đồng thời không bỏ qua các phương pháp khác như phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp tâm lý giáo dục để làm sao thúc đẩy được hoạt động TTTV ngày càng có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm là cung cấp thông tin và tài liệu tối đa cho NDT.