Sự bộc lộ p53 và liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm U CEA và sự bộc lộ P53, HER-2_NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K (Trang 89)

- Đối với P53: Sử dụng kháng thể đơn dòng 1081, kháng chuột, nồng độ pha loyng 1/100, sử dụng mô lành làm chứng Tiêu chuẩn của

4.2.2. Sự bộc lộ p53 và liên quan

P53 là gen ức chế tạo u có vai trò điều hòa chu kỳ tế bào và ức chế sự chết tế bào theo ch−ơng trình. Đột biến p53 tạo ra các sản phẩm đột biến, tích tụ trong nhân tế bào và đ−ợc phát hiện bằng nhuộm hóa mô miễn dịch. Đột biến p53 chiếm khoảng 30-45% ung th− đại trực tràng [47].

Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng sử dụng nhuộm hóa mô miễn dịch để đánh giá sự thay đổi của gen p53. Đo bộc lộ protein bằng nhuộm

HMMD là một xét nghiệm dễ và chính xác để phát hiện sự tích lũy bất th−ờng của gen này trong nhân tế bào độ nhậy của ph−ơng pháp này là 80%[29].

Tỷ lệ d−ơng tính trong kết quả nghiên cứu có khác nhau là do nhiều yếu tố, có thể do sử dụng kỹ thuật phát hiện sự bộc lộ p53 khác nhau, các kháng thể sử dụng cũng nh− giải thích kết quả của các tác giả cũng khác nhaụ

So sánh kết quả của chúng tôi với một só tác giả khác đ−ợc trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.26. Tỷ lệ p53 d−ơng tính trong ung th− trực tràng [46,62,38].

Tác giả Năm Tỷ lệ % p53(+) n

Gallego MG 2000 48.7 212

Tannapfel A 1998 34,5 188

Buglioni S 1999 62,1 171

Baas IO 1994 35,2 84

Nghiên cứu này 2008 40 45

Trong nghiên cứu này theo bảng 3.13 với 45 bệnh nhân ung th− trực trang đ−ợc xét nghiệm hóa mô miễn dịch, bộc lộ protein p53 d−ơng tính gặp ở 18/45 tr−ờng hợp chiếm 40%. Kết quả của chúng tôi gần t−ơng tự với các nghiên cứu trong và ngoài n−ớc. Theo một số

nghiên cứu, tỷ lệ p53 d−ơng tính trong UTTT dao động từ 39% - 60% [47,53]. Sự khác nhau về tỷ lệ này là do số l−ợng bệnh nhân và ph−ơng pháp phát hiện bộc lộ protein p53 khác nhau giữa các tác giả. Có thể thấy xét nghiệm ELISA phát hiện bộc lộ protein p53 cho kết quả thấp hơn ph−ơng pháp HMMD, những tr−ờng hợp âm tính giả đ−ợc giải thích do WTp53 là một protein nội bào có thời gian bán huỷ rất ngắn (20 - 40 phút) so với MTp53 [47]. Tỷ lệ d−ơng tính p53 cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý bệnh phẩm sau mổ, các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bệnh phẩm t−ơi không đ−ợc cố định đúng ph−ơng pháp thì tỷ lệ d−ơng tính giảm đáng kể gây ra sai số đáng kể cho các nghiên cứu về HMMD [29] Theo tác giả Radu và CS (2004) nghiên cứu 657 bệnh nhân UTTT nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy tỷ lệ p53 d−ơng tính là 48% [57]. Tác giả Yamac và cộng sự nghiên cứu trên nhóm 78 bệnh nhân ung th− trực tràng đ−ợc điều trị bằng phẫu thuật xét nghiệm p53 bằng ph−ơng pháp hóa mô miễn dịch thấy tỷ lệ d−ơng tính protein p53 là 36,9% [62].

* Tỷ lệ bộc lộ p53 theo tuổi, giới

Khi xem xét mối liên quan giữa bộc lộ protein p53 với độ tuổi (bảng 3.14), chúng tôi thấy tỷ lệ p53 d−ơng tính ở tuổi d−ới 65 là 11/28 bệnh nhân t−ơng ứng 39,3% so với nhóm tuổi trên 65 với (7/17) 41,2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p =0,330. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Mustafa và cs (2002) trên 133 tr−ờng

hợp ung th− trực tràng cho thấy tỷ lệ p53 d−ơng tính ở tuổi d−ới 65 là 40,7% so với 42,75% ở nhóm tuổi trên 65 [57].

Tỷ lệ protein p53 d−ơng tính ở nam giới là 34,7% thấp hơn so nữ giới 45,5%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,465. Nh− vậy sự bộc lộ p53 d−ơng tính theo giới trong nghiên cứu không có sự khác biệt theo giới tính với tỷ lệ d−ơng tính của p53.

* Sự bộc lộ p53 theo vị trí và tổn th−ơng đại thể

Theo bảng 3.15 thì sự bộc lộ protein p53 d−ơng tính ở ung th− trực tràng trung bình và cao tính chung là 16/18 tr−ờng hợp chiếm 88,8% trong đó UTTT cao và trung bình đều là 44,4% trong khi với ung th− trực tràng thấp chỉ là 11,1% với p = 0,064. Đối với tổn th−ơng đại thể thì sự bộc lộ protein p53 d−ơng tính cao nhất ở thể sùi với tỷ lệ 55,6% đây cũng là tổn th−ơng đại thể th−ờng gặp trong ung th− trực tràng. So với thể kết hợp 40%, p=0,841.

* Sự bộc lộ p53 theo giai đoạn bệnh và tình trạng di căn hạch

Theo nghiên cứu của chúng tôi, kết quả ở bảng 3.16 thì tỷ lệ p53 d−ơng tính của nhóm có di căn hạch 11/27 chiếm 40,7% và không di căn hạch là 38,9% với p=0,901. Tỷ lệ p53 d−ơng tính ở nhóm có di căn xa 3/9 chiếm 33,3% và nhóm ch−a di căn chiếm 40,5% với p=0,611.

Theo giai đoạn bệnh thì Dukes A+B chỉ có 5/11 chiếm 45,5% tr−ờng hợp d−ơng tính, trong khi Dukes C+D là 54,5% không có ý nghĩa thống kê với p=0,873. Tỷ lệ p53 d−ơng tính của nhóm ung th−

biểu mô tuyến là 16/39 chiếm 41%, còn ung th− biểu mô tuyến nhầy chiếm 33,3% với p=0,720.

Theo độ biệt hóa, biệt hóa cao 4/9 chiếm 44,4%, biệt hóa vừa chiếm 43,5%, kém biệt hóa là 43,5% với p=0,797. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

* Sự t−ơng quan giữa bộc lộ p53 và nồng độ CEA huyết t−ơng tr−ớc mổ

Nhóm bệnh nhân có nồng độ CEA huyết t−ơng nhỏ hơn 5ng/mL thì tỷ lệ p53 d−ơng tính là 41,9%; nhóm từ 5-10ng/mL là 33,3% và nhóm >10ng/mL là 36,4% với p=0,616.

Các so sánh trên đây đều không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. So sánh với các tác giả khác chúng tôi thấy có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối liên quan giữa sự bộc lộ p53 với các đặc điểm lâm sàng, giai đoạn bệnh, mô bệnh học nh−ng kết quả vẫn còn ch−a thống nhất. Tác giả Radu S và CS (2004) đy nghiên cứu trên 657 bệnh nhân UTTT về các đặc điểm lâm sàng : giai đoạn bệnh, u xâm lấn tại chỗ, di căn hạch vùng, di căn xa (TNM), xâm nhập mạch máu, vị trí u, thể giải phẫu bệnh, chất chỉ điểm u CEA và tìm hiểu sự liên quan với p53 nh−ng các kết quả đều không có ý nghĩa thống kê [57] . Tác giả Painter và CS tại bệnh viện Australia đy nghiên cứu trên mẫu 171 bệnh nhân UTTT đựợc điều trị phẫu thuật triệt căn nhận thấy tỷ lệ p53 d−ơng tính là 58% và cũng đ−a ra kết luận rằng p53 không có liên quan đến các đặc điểm lâm sàng, đến nồng độ chất chỉ điểm u CEA,

giai đoạn bệnh và mô bệnh học [58]. Tuy nhiên Painter đy thấy rằng nhóm p53 d−ơng tính cao có tỷ lệ tái phát bệnh tăng cao hơn hẳn nhóm p53 âm tính với p=0,0008. Theo dõi bệnh nhân sau điều trị thấy rằng tỷ lệ sống sau 5 năm chung giữa hai nhóm là 78,6% so với 63,5% với p=0,023. Elsaleh và CS năm 2000 nhóm 132 bệnh nhân tỷ lệ này là 76,6% so với 61,2% với p <0,05 [44].

* Sự t−ơng quan giữa bộc lộ p53 và tình trạng tái phát bệnh

Theo kết quả bảng 3.23 thì nhóm bệnh nhân p53 d−ơng tính có tỷ lệ tái phát là 33,3% trong khi đó ở nhóm p53 âm tính tái phát là 3,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,007

Trong nghiên cứu này, tuy thời gian theo dõi ch−a dài nh−ng theo đánh giá sơ bộ sau thời gian theo dõi trung bình là 26,5 ± 4,2 tháng thấy rằng có 7/45 chiếm 15,6% bệnh nhân có tái phát tại chỗ và di căn (trong đó 2 tr−ờng hợp di căn gan) trong số này thì 6/7 chiếm 85,7% bệnh nhân d−ơng tính với p53. Tuy số l−ợng bệnh nhân còn ít nên ch−a kết luận gì song sơ bộ đánh giá thấy sự khác biệt này trong nghiên cứu này là rõ ràng, cần tiến hành với mẫu nghiên cứu lớn hơn để có kết luận tin cậy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm U CEA và sự bộc lộ P53, HER-2_NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K (Trang 89)