Thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm U CEA và sự bộc lộ P53, HER-2_NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K (Trang 78)

- Đối với P53: Sử dụng kháng thể đơn dòng 1081, kháng chuột, nồng độ pha loyng 1/100, sử dụng mô lành làm chứng Tiêu chuẩn của

4.1.4. Thời gian mắc bệnh

Trên 54,4% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh sau 3 tháng, gần 30% thời gian mắc bệnh sau 3-6 tháng và 7,7% thời gian mắc bệnh sau 12 tháng. So sánh với kết quả một số tác giả khác Phạm Hồng Khoa [15] hơn 90% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh sau 3 tháng, gần 45% thời gian mắc bệnh sau 6 tháng và 20% thời gian mắc bệnh sau 12 tháng. Kết quả này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đến viện sớm hơn rõ rệt. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do đời sống cao hơn, công tác tuyên truyền và các ph−ơng tiện thu nhận thông tin về bệnh ung th− nói chung và UTTT nói riêng tốt hơn tr−ớc.

Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,2 tháng, phù hợp với nghiên cứu so với nghiên cứu của Đặng Thị Kim Ph−ợng là 5,70 tháng [24], Phạm Quốc Đạt là 5,70 tháng [6], Võ Tấn Long là 6,74 tháng [19].

4.1.5. Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng đi ngoài ra máu là th−ờng gặp nhất chiếm 93,3% (bảng 3.4 đây cũng là lý do đến viện của hầu hết các tr−ờng hợp. Chúng tôi thấy đây là triệu chứng quan trọng, không những giúp cho các thầy thuốc chẩn đoán ung th− mà đây còn là triệu chứng sớm báo

hiệu ung th− trực tràng. Kết quả này gần giống với các nghiên cứu khác: theo Nguyễn Văn Hiếu là 96,6% [10], Phạm Hồng Khoa là 93% [15], Bùi Long là 97,2% [18]. Theo Arbman và cộng sự, chảy máu trực tràng là triệu chứng phổ biến của ung th− và polyp trực tràng, có giá trị chẩn đoán với độ đặc hiệu 86% [35].

Các triệu chứng th−ờng gặp khác gồm: đi ngoài phân có nhầy 90,0%, biến đổi khuôn phân 85,6%; đi ngoài ngày nhiều lần 88,9%. Đây là các triệu chứng rối loạn l−u thông ruột, xuất hiện t−ơng đối sớm và kéo dài, có giá trị giúp chẩn đoán ung th− trực tràng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu [10], Đoàn Hữu Nghị [22] và Đỗ Đức Vân [33].

Các triệu chứng gặp ít hơn là: đi ngoài phân lỏng 66,7%; thay đổi thói quen đại tiện 52,2%; cảm giác đi ngoài không hết 42,2%; đi ngoài phân táo 46,3%. Kết quả này t−ơng tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu [10], Nguyễn Hoàng Minh [21].

4.1.6. Tiền sử

Nghiên cứu về tiền sử bệnh nhân, chúng tôi thấy có 17,8% bị viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ỵ chiếm 20% (bảng 3.5). Kết quả này gần giống với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu là 18,1% [10], cao hơn so với một số nghiên cứu về ung th− đại trực tràng tại Bệnh viện K từ năm 1983 - 1993 là 8,8%. Theo Abdelli bệnh viêm đại trực tràng chảy máu là một trong những nguy cơ gây ung th− đại trực tràng [90]. Khi xem xét về tiền sử bệnh nhân, chúng tôi còn gặp 1,0% bị đa polyp đại trực tràng mang tính chất gia đình. Kết quả này phù hợp với

nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu là 1,6% [14], của Fearon (1995) là 0,5%, của Cohen là 1,0% [42].

Tìm hiểu về tiền sử gia đình, chúng tôi thấy có 1,0% bệnh nhân có bố chết vì ung th− dạ dày và tr−ờng hợp này có thể nằm trong hội chứng ung th− đại trực tràng di truyền không có polyp.

Hội chứng đa polyp đại trực tràng mang tính chất gia đình và hội chứng ung th− đại trực tràng di truyền đ−ợc xếp vào nhóm nguy cơ cao nhất trong sinh bệnh ung th− đại trực tràng. Theo chúng tôi, tất cả các thành viên trong gia đình bệnh nhân có nguy cơ cao phải đ−ợc khám kiểm tra nội soi đại trực tràng định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thờị

4.1.7. Thăm và soi trực tràng

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 90/90 bệnh nhân đ−ợc thăm và soi trực tràng tr−ớc mổ, đạt tỷ lệ 100%. Thăm và soi trực tràng cho biết đ−ợc vị trí, hình dạng, kích th−ớc u ngoài ra nó còn giúp đánh giá tính chất di động của khối ụ

* Tính chất di động của khối u qua thăm trực tràng

Kết quả bảng 3.6 cho thấy: u cố định chiếm tỷ lệ 30%, u di động chiếm 66,7%. Kết quả này thì tỷ lệ u di động cao hơn một số nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Văn Hiếu, tỷ lệ u cố định là 39,5%, u di động là 53,7% [10]. Theo Đoàn Hữu Nghị, nghiên cứu 288 bệnh nhân ung th− trực tràng từ 1984 - 1992 tỷ lệ u cố định, u di động t−ơng ứng là 40,3% và 48,7% [22]. Theo Đỗ Đức Vân thăm trực tràng bằng ngón

tay là ph−ơng pháp kinh điển nh−ng rất có giá trị trong đánh giá mức độ di động của ung th− trực tràng [33]. Theo Dicandio và cộng sự, độ chính xác của thăm trực tràng là 60%. Theo Nicolls và CS, độ nhạy của ph−ơng pháp thăm trực tràng đạt từ 67 - 83% [51].

Thăm trực tràng bằng ngón tay là ph−ơng pháp không những cho phép phát hiện đ−ợc khối u trực tràng mà còn cho phép xác định tính chất di động hay cố định của khối u qua đó giúp chẩn đoán, điều trị và tiên l−ợng bệnh. Theo phác đồ điều trị ung th− trực tràng của Bệnh viện K năm 1999, những tr−ờng hợp thăm trực tràng thấy còn di động sẽ đ−ợc phẫu thuật ngaỵ Những tr−ờng hợp thăm trực tràng thấy u cố định, bệnh nhân sẽ đ−ợc xạ trị tr−ớc mổ, sau đó mới phẫu thuật [7]. Tuy vậy, ph−ơng pháp thăm trực tràng vẫn còn những hạn chế: không thể đánh giá đ−ợc khối u ở những bệnh nhân ung th− trực tràng cao, ph−ơng pháp mang tính chủ quan phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của ng−ời khám.

Tỷ lệ thăm trực tràng thấy u trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 57,8%, và không thấy u là 42,2%. Theo tác giả Nguyễn Văn Hiếu tỷ lệ này là 53,7% và 39,5%, theo tác giả Trần Anh C−ờng thì tỷ lệ t−ơng ứng là 69,3% và 29,8%.

* Vị trí tổn th−ơng

Vị trí của khối u cũng có những đặc điểm cần l−u ý, theo kết quả bảng 3.6 thì UTTT thấp hay gặp nhất chiếm 62,2%; tiếp đến là ung th− trực tràng trung bình 28,9%; ung th− trực tràng cao ít gặp hơn chỉ có 8,9%. Kết quả này phù hợp với một số tác giả trong n−ớc. Theo Đoàn

Hữu Nghị, tỷ lệ ung th− trực tràng thấp và trung bình chiếm 97,7%, ung th− trực tràng cao chỉ chiếm 2,3% [23]. Theo Võ Tấn Long, tỷ lệ ung th− trực tràng thấp là 59,5%, ung th− trực tràng trung bình là 32,2%, ung th− trực tràng cao là 8,3% [19]. So sánh với một số tác giả n−ớc ngoài thấy có sự khác biệt. Theo Porter G.A, tỷ lệ ung th− trực tràng thấp là 24,5%, ung th− trực tràng trung bình là 39,0%, ung th− trực tràng cao là 36,5%. Theo Bokey ẸL., tỷ lệ ung th− trực tràng thấp là 31,5%, trung bình là 29,9%, cao là 38,6% [39]. Với đặc điểm phân bố tổn th−ơng ung th− trực tràng ở n−ớc ta chủ yếu là ung th− trực tràng thấp và giữa, nó giúp cho công tác khám và chẩn đoán bệnh gặp thuận lợi, có thể phát hiện ung th− qua thăm trực tràng bằng tay Tuy nhiên, nó cũng làm cho việc phẫu thuật triệt căn thêm phức tạp đặc biệt là phẫu thuật bảo tồn cơ tròn hậu môn.

* Kích th−ớc tổn th−ơng

Chúng tôi lấy kích th−ớc theo ghi nhận của nội soi và mô tả của phẫu thuật viên. Trong nhóm nghiên cứu thấy 81,2% bệnh nhân có u chiếm từ 1/2 chu vi cho đến toàn bộ trực tràng. Kết quả này thấp hơn với nghiên cứu của một số tác giả, theo Đoàn Hữu Nghị là 98,5% [23], theo Nguyễn Văn Hiếu là 91,2% [10], theo Đặng Thị Kim Ph−ợng là 93,9% [24]. Điều này nói lên ý thức về bệnh tật của ng−ời bệnh ngày càng đ−ợc nâng cao, bệnh nhân đến viện khám và phát hiện bệnh sớm hơn so với tr−ớc đâỵ

Các hình thái tổn th−ơng trong nghiên cứu của chúng tôi là: sùi 55,6%; loét 8,9%; thâm nhiễm 2,2%; còn hình thái phối hợp chiếm 33,3% thể này hay gặp nhất là loét sùi: biểu hiện các u sùi kèm theo hoại tử loét và chảy máụ Theo Đặng Thị Kim Ph−ợng, hình thái tổn th−ơng gồm: sùi 85,95; loét 7,8%; thâm nhiễm 1,9% [24].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm U CEA và sự bộc lộ P53, HER-2_NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K (Trang 78)