Đặc điểm mô bệnh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm U CEA và sự bộc lộ P53, HER-2_NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K (Trang 83 - 85)

- Đối với P53: Sử dụng kháng thể đơn dòng 1081, kháng chuột, nồng độ pha loyng 1/100, sử dụng mô lành làm chứng Tiêu chuẩn của

4.1.8.Đặc điểm mô bệnh học

Xếp loại mô bệnh học của ung th− trực tràng đ−ợc WHO áp dụng trong lâm sàng gồm ung th− biểu mô, các u không biểu mô, u carcinoid và các u không xếp loại, trong đó chủ yếu là ung th− biểu mô tuyến chiếm 90-95% [27]. Trong nghiên cứu của chúng tôi theo kết quả bảng 3.8 tỷ lệ ung th− biểu mô tuyến là 86,7% ung th− biểu mô nhầy là 13,3% . Kết quả này phù hợp với công bố của một số tác giả trong và ngoài n−ớc. Lê Đình Roanh nghiên cứu trên 154 bệnh nhân ung th− trực tràng thấy: tỷ lệ ung th− biểu mô tuyến là 82,2%, ung th− biểu mô tuyến nhầy là 13,5% [28]. Theo Đoàn Hữu Nghị, ung th− biểu mô tuyến là 88,0%, ung th− biểu mô tuyến nhầy là 7,9% [22]. Theo Võ Tấn Long, các tỷ lệ này t−ơng ứng là 90% và 10% [19]. Theo Schraub S., ung th− biểu mô tuyến là 90% [39]. Nh− vậy so sánh với các tác giả khác, tỷ lệ các loại mô bệnh học cũng t−ơng đối giống nhaụ

Trong ung th− nói chung và ung th− trực tràng nói riêng cùng một loại mô bệnh học, cùng giai đoạn bệnh nh−ng độ biệt hóa khác nhau thì tiên l−ợng cũng khác nhau, ung th− càng biệt hóa thì tiên l−ợng càng tốt [28]. Trong nghiên cứu của chúng tôi theo kết quả bảng 3.7, tỷ lệ loại biệt hoá cao là 20%, biệt hoá trung bình là 54,4% và kém biệt hoá là 25,6%. Kết quả này phù hợp với các tác giả trong n−ớc. Theo Lê Đình Roanh, loại biệt hoá cao chiếm 15 - 20%, biệt hoá trung bình chiếm 60 - 70% và kém biệt hoá chiếm từ 15 - 20% [27]. Theo Lê Đình Roanh và CS (1994 - 1997), loại biệt hoá cao, biệt hoá trung bình, kém biệt hoá t−ơng ứng là 19,6%; 55,9% và 24,6% [28]. So sánh với một số tác giả n−ớc ngoài kết quả của chúng tôi gần giống. Theo Choi và cộng sự (1997), tỷ lệ biệt hoá cao là 54,7%, biệt hoá trung bình là 29% và kém biệt hoá là 16,3%. Theo Parry (1999) tổng kết 927 bệnh nhân ung th− đại trực tràng, tỷ lệ biệt hoá kém là 11% [55].

4.1.9. Ph−ơng pháp phẫu thuật

Theo quan điểm tr−ớc đây u ở 1/3 giữa và 1/3 d−ới, phẫu thuật đ−ợc lựa chọn là cắt trực tràng đ−ờng bụng - tầng sinh môn. Sau đó quan điểm này đy thay đổi và hiện nay, kể cả u trực tràng ở vị trí thấp cũng đ−ợc điều trị bảo tồn, với những u không quá lớn, còn di động. Trong nhóm ung th− trực tràng thấp có 3 ca ở vị trí 2-3 cm, còn lại là u cách rìa hậu môn 4-5 cm.

Theo ghi nhận của Võ Tấn Long [19], tại Bệnh viện Chợ Rẫy nếu u ở vị trí <5cm không có ca nào đ−ợc phẫu thuật bảo tồn, nhóm u

từ 6-10 cm thì tỷ lệ làm phẫu thuật bảo tồn cơ tròn là 4,5% (cắt đoạn trực tràng đ−ờng bụng tr−ớc).

Theo Chapuis trong số 893 bệnh nhân có đến 560 bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật bảo tồn cơ tròn chiếm 63% tại Bệnh viện Concord Australia trong đó chủ yếu đoạn thấp và giữa ≤ 8 cm [40].

Trong nghiên cứu này tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt chiếm 55,6%, phẫu thuật không bảo tồn cơ thắt chiếm 44,4% cũng t−ơng tự nh− các tác giả trên.

Các nghiên cứu cho thấy chỉ định mổ bảo tồn chủ yếu đối với u ở vị trí thấp và giữa, t−ơng ứng với u ở các vị trí cách rìa hậu môn từ 4 cm đến 10 cm. Đặc biệt với u có kích th−ớc lớn, cố định, di động hạn chế đy đ−ợc bảo tồn cơ tròn là nhờ vai trò của xạ trị tiền phẫu đẫ làm "hạ giai đoạn bệnh" (downstaging). Theo nghiên cứu của Phạm Quốc Đạt nhờ đ−ợc xạ trị tiền phẫu mà có tới 20% các tr−ờng hợp ung th− trực tràng ở vị trí thấp đ−ợc phẫu thuật bảo tồn [6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất chỉ điểm U CEA và sự bộc lộ P53, HER-2_NEU của ung thư trực tràng điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện K (Trang 83 - 85)