Đối chiếu chẩn đoán GPB với chẩn đoán tr−ớc mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phẫu thuật cắt tử cung do một số bệnh phụ khoa lành tính tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008 (Trang 71)

Theo bảng 3.15 chỉ có 55,3% ng−ời bệnh có chẩn đoán giống với chẩn đoán tr−ớc phẫu thuật, còn 44,7% có các chẩn đoán khác (LNMTC 30,8%, UXTC 2,2%, quá sản niêm mạc TC 4,0% và polyp buồng TC 3,2%, u phần phụ 2,0%, chửa ngoài TC, u xơ CTC, sót rau, không thấy tổn th−ơng...). Th−ờng chẩn đoán tr−ớc mổ là UXTC chiếm tỷ lệ cao nhất còn sau mổ có tỷ lệ LNMTC chiếm 30,8% đây cũng là một chẩn đoán phân biệt khó tr−ớc phẫu thuật. Còn 9 tr−ờng hợp dừng lại với chẩn đoán rong kinh, rong huyết tr−ớc mổ thì sau mổ có 5 tr−ờng hợp là UXTC, 1 tr−ờng hợp polyp buồng TC, chỉ có 1 tr−ờng hợp quá sản niêm mạc TC và 1 tr−ờng hợp không có kết quả GPB. Siêu âm bơm n−ớc buồng tử cung với độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 88,9%, độ chính xác là 98,1% có thể chẩn đoán đ−ợc các tr−ờng hợp UXTC d−ới niêm mạc hay polyp buồng TC [30]. Đặc biệt trong quá trình thu thập số liệu có 6 tr−ờng hợp chẩn đoán giải phẫu bệnh là ung th− gồm có ung th− biểu mô vảy CTC xâm nhập không sừng hoá (2 tr−ờng hợp), ung th− biểu mô dạng nội mạc buồng TC hoặc buồng trứng (2 tr−ờng hợp) và sarcoma TC (2 tr−ờng hợp), trong đó có 5/6 tr−ờng hợp là CTCĐB và 1/6 tr−ờng hợp CTCNS. Chúng tôi đd loại các tr−ờng hợp này ra khỏi nghiên cứu vì tiêu chuẩn loại trừ bệnh ác tính. Do việc lựa chọn ng−ời bệnh vào ph−ơng pháp CTCĐÂĐ có điều kiện và chỉ định khắt khe hơn, hạn chế hơn về khả năng quan sát ổ bụng, khả năng tiếp cận và xử lý phần phụ, tỷ lệ cắt phần phụ kèm theo thấp hơn, nên tỷ lệ phát hiện các tổn th−ơng khác cũng có phần hạn chế hơn mà không có tr−ờng hợp nào phát hiện thêm tổn th−ơng ung th− ở ph−ơng pháp nàỵ Kết quả trên t−ơng tự nh− nghiên cứu của Đỗ Minh Thịnh không có tr−ờng hợp nào ung th− phát hiện thêm sau mổ, các tổn th−ơng phát hiện thêm lần l−ợt theo thứ tự hay

gặp là LNMTC, polyp buồng TC, c−ờng nội mạc TC, UBT lành tính…Các tác

giả khác nh− Vũ Bá Quyết, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Đình Tời cũng có kết quả t−ơng tự [8], [26], [27], [28].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phẫu thuật cắt tử cung do một số bệnh phụ khoa lành tính tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008 (Trang 71)