GPB sau phẫu thuật
Có 5,8% tr−ờng hợp khối u phần phụ đ−ợc chẩn đoán tr−ớc mổ, trong đó chỉ có 3% số tr−ờng hợp đ−ợc chỉ định CTCĐÂĐ. Không có tr−ờng hợp viêm dính phần phụ đ−ợc chỉ định CTCNS hay CTCĐÂĐ (bảng 3.6). Do đây chính là một trong những chống chỉ định của CTCĐÂĐ cũng nh− chống chỉ định t−ơng đối của CTCNS. Nh−ng với sự phát triển của PTNS thì việc kết hợp CTCĐÂĐ có nội soi hỗ trợ sẽ đem lại kết quả cho những tr−ờng hợp khối u phần phụ hay viêm dính phần phụ nhằm giảm số tr−ờng hợp CTCĐB. Theo nhiều nghiên cứu đd chỉ ra rằng 95% buồng trứng có thể CTCĐÂĐ, có hoặc không có nội soi hỗ trợ. Vì vậy cắt buồng trứng không còn là một chống chỉ định với CTCĐÂĐ [43].
Trong tổng số 170 ng−ời bệnh có cắt phần phụ kèm theo có 136 ng−ời bệnh có kết quả GPB, trong đó tỷ lệ có tổn th−ơng phần phụ chiếm 32,4% và có 17,9% ng−ời bệnh chẩn đoán phần phụ bình th−ờng tr−ớc phẫu thuật có bệnh kèm theo ở phần phụ sau phẫu thuật trong bảng 3.7 và 3.8. Kết quả của nghiên cứu này cao hơn của Nguyễn Đình Tời là 13% bỏ sót UBT khi thăm khám tr−ớc mổ [27]. Có thể do khối u buồng trứng nhỏ hoặc vị trí cao hơn bình th−ờng. Nh− vậy vấn đề chẩn đoán tr−ớc mổ về bệnh lý phần phụ kèm theo còn một tỷ lệ bỏ sót tổn th−ơng nhất định đặc biệt trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi thấy có 1 tr−ờng hợp ung th− biểu mô tuyến dạng niêm mạc buồng trứng di căn cơ TC và 1 tr−ờng hợp ung th− biểu mô dạng niêm mạc buồng TC có di căn buồng trứng nh−ng đd đ−ợc loại khỏi nghiên cứu do tiêu chuẩn lựa chọn ng−ời bệnh. Điều này cũng cho thấy những khó khăn trong chẩn đoán tr−ớc phẫu thuật. Do đó việc nâng cao chất l−ợng chẩn đoán xác định các tổn th−ơng tr−ớc phẫu thuật là cần thiết giúp cho PTV chủ động
hơn trong lựa chọn ph−ơng pháp cũng nh− định h−ớng giải quyết các tổn th−ơng trong phẫu thuật.