Tuổi trung bình của ng−ời bệnh nghiên cứu theo các ph−ơng pháp
CTCNS, CTCĐÂĐ và CTCĐB là 46,2 ± 4,43 tuổi, 45,1 ± 5,51 tuổi và 45,0 ±
6,76 tuổi, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Giáp về CTCTP qua nội
soi là 45,6 ± 4,6 tuổi và Đỗ Minh Thịnh là 46,2 ± 4,6 tuổi [8], [28]. Tác giả
Sizzi tổng kết tuổi trung bình cắt tử cung do các bệnh phụ khoa lành tính là
46,1 ± 4,6 tuổi [77], Độ tuổi hay gặp nhất là từ 40 đến 50 tuổi chiếm 65,2%,
Thuỷ nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là 74,1% [20], [29]. Kết quả này phù hợp với độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất những bệnh phụ khoa lành tính nh− UXTC, LNMTC, polyp buồng cổ TC, quá sản niêm mạc TC.
Sự phân bố ng−ời bệnh về tuổi trung bình vào các nhóm không có sự khác biệt nh−ng có sự khác biệt về phân bố giữa các nhóm tuổi theo các ph−ơng pháp phẫu thuật (p < 0,001). Điều này cho thấy tuổi ng−ời bệnh là một trong các yếu tố ảnh h−ởng đến việc lựa chọn ph−ơng pháp điều trị. Không hay gặp cắt TC ở những ng−ời bệnh trẻ tuổi vì việc bảo tồn TC rất có ý nghĩa với ng−ời bệnh nên th−ờng điều trị bằng các ph−ơng pháp thay thế cắt tử cung nh− dùng thuốc, nút động mạch, nạo buồng TC hoặc nội soi buồng TC,
bóc UXTC… Trong nghiên cứu này có 23,5% tr−ờng hợp d−ới 40 tuổi
CTCĐÂĐ trong khi cùng nhóm tuổi này có 35,7% CTCNS và 40,8% CTCĐB. Có lẽ do tuổi d−ới 40 th−ờng ít có bệnh nội khoa liên quan đến chống chỉ định của CTCNS, do tỷ lệ CTCBP ở độ tuổi này là phổ biến, tỷ lệ có tiền sử phẫu thuật ổ bụng thấp nên CTCĐÂĐ ít đ−ợc lựa chọn mà −u thế nghiêng về CTCNS. Tr−ờng hợp những ng−ời bệnh trên 50 tuổi, th−ờng có các bệnh nội khoa kèm theo, hay đd có tiền sử phẫu thuật ổ bụng, các bệnh lý th−ờng chẩn đoán muộn và có lý do để đề phòng bệnh lý ác tính do đó CTCĐB đ−ợc lựa chọn nhiều nhất 44,6% trong khi CTCĐÂĐ 28,7% và CTCNS chỉ còn 26,7%.