NGÔN NGỮ KHÔNG LỜ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 87)

b. Có nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược: thể hiện rõ nét nhất phong cách của ngôn ngữ nói Nhất là khi lời nói của ngƣời dẫn mang tính ngẫu phát thì hiện

2.4 NGÔN NGỮ KHÔNG LỜ

Nói đến giao tiếp, trƣớc đây, hầu nhƣ chỉ nói đến hoạt động ngôn ngữ ở sự “hiện thực hóa âm thanh học”. Âm thanh gần nhƣ chiếm vị trí độc tôn trong giao tiếp. Tuy nhiên, khi quan niệm giao tiếp đa kênh hình thành thì chúng ta đã nhìn nhận vai trò không thể thiếu của ngôn ngữ không lời.

Theo Albert Maerabian, trao đổi thông tin diễn ra qua các phƣơng tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các phƣơng tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38%, còn qua các phƣơng tiện không lời thì chiếm tới 55%.

Trong giao tiếp không lời, cử chỉ, điệu bộ và điệu mặt có vai trò quan trọng hơn cả. Cử chỉ điệu bộ là những yếu tố tự nhiên trong hành vi giao tiếp của con ngƣời. Thật khó tƣởng tƣợng đƣợc rằng con ngƣời có thể giao tiếp mà không cử động, không ra hiệu, không thay đổi nét mặt. Đối với lịch sử giao tiếp của loài ngƣời, cử chỉ, điệu bộ là ngôn ngữ cổ xƣa nhất, trƣớc khi “ngôn ngữ thính giác” bắt đầu đƣợc hình thành (khoảng 5000 hay 4000 trƣớc công nguyên). Cử chỉ điệu bộ đƣợc coi là phƣơng tiện giao tiếp thuận tiện nhất, tiết kiệm nhất và có hiệu quả nhất sau ngôn ngữ âm thanh. Tác động qua lại giữa cử chỉ, điệu bộ và ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một hành động giao tiếp cụ thể. Nói cách khác, cử chỉ, điệu bộ là “hành vi không thể thiếu để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngôn ngữ lời nói”.

Theo Marc Lequenne, tác giả của cuốn Nghệ thuật nói trƣớc công chúng, một trong những nguyên tắc để tự tin khi nói chuyện trƣớc công chúng là cử động chân tay. Khi không tìm đƣợc ngôn ngữ, bị khóa về tinh thần, tức là anh ta không cố gắng thoát ra về mặt thể xác. Có ý kiến cho rằng, khoa chân múa tay là lố lăng. Tuy nhiên, sự điều độ về cử chỉ sẽ giúp ta thoát khỏi sự ràng buộc về tinh thần.

Cử chỉ đƣợc xem là dụng cụ của ngƣời nói trƣớc công chúng và là phƣơng tiện đầu tiên để trò chuyện với khách mời. Cử chỉ tạo ra ngôn ngữ không lời.

Có thể hiểu trên quan điểm giao tiếp, trong mối quan hệ với ngôn ngữ âm thanh, cử chỉ điệu bộ vừa có chức năng thay lời, vừa có chức năng kèm lời.

Chức năng thay lời là chức năng giao tiếp một cách độc lập của cử chỉ, điệu bộ, đƣợc thể hiện cả trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và trong hoàn cảnh bình thƣờng. Trong hoàn cảnh đặc biệt nhƣ nói với những ngƣời không có khả năng nói nói bằng lời, ví dụ nhƣ bị khuyết tật hoặc không có chung ngôn ngữ. Trong hoàn cảnh giao tiếp bình thƣờng, nhiều khi chúng ta dùng cử chỉ, điệu bộ để

thay thế cho lời nói. Thay thế vì không tiện nói, không muốn nói, hoặc để truyền đạt tốt hơn, có hiệu quả hơn là khi sử dụng lời nói để chuyển tải nội dung ấy. Nhƣ trong buổi giao lƣu với nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Thế Nhiệm, trong chƣơng trình Trò chuyện cuối tuần, phát trên sóng HTV7 ngày 08/10/2006, sau khi nghe nhân vật giải thích về bức tranh hoa mận của anh Nhiệm chỉ to bằng móng tay, dẫn chƣơng trình Quỳnh Hƣơng đã đƣa ngón tay trỏ ra “kiểm tra”. Nhân vật liền dừng câu chuyện và nói ngay thông tin: “móng tay cái”. Cả khán phòng đều bất ngờ trƣớc tình huống trên và cƣời ồ.

Chức năng đƣợc thể hiện một cách thƣờng xuyên và thông dụng hơn cả với cử chỉ, điệu bộ là chức năng “kèm lời”. Đây là cách để bổ sung cho lời, tác động qua lại với lời, nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó gánh tải lƣợng tình thái và cảm xúc.

Sau đây là một số cử chỉ, điệu bộ mang lại hiệu quả cao:

Nụ cười:

Một trong những vũ khí vô cùng quan trọng của ngƣời MC là thái độ trong giao tiếp. Thái độ này có thể bao gồm luôn cả sự trung thực, sự quan tâm lo lắng cũng nhƣ là tạo vẻ thích thú và hợp tác với khán giả. Sự cổ vũ và sự hƣởng ứng rất quan trọng để câu chuyện đƣợc diễn ra tự nhiên và hứng khởi. Malcolm Gray khuyên rằng “Khi người ta quan tâm tới điều mình nói thì hãy nở nụ cười”. Một trong mƣời điều để xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi trò chuyện của Malcolm Gray là : Hãy cười. Ngƣời ta có 72 cơ để biểu lộ cảm xúc. Và chỉ có 14 cơ cho nụ cƣời để biểu lộ cảm xúc đó. Nụ cƣời không bao giờ giảm giá trị của nó.

Triết gia bậc thầy Alain nói: “Với ta, một nụ cười coi như chẳng đáng gì và không có hiệu quả. Cho nên, đừng thử mỉm cười làm gì. Nhưng sự lễ độ khiến ta mỉm một nụ cười và biểu lộ cái duyên dáng của tiếng chào lễ độ thường thay đổi

chúng ta hoàn tòan. Nhà sinh lý học biết rõ lý do, bởi nụ cười cũng giống như cái ngáp đi xuống thật sâu, càng xuống nó càng “mở trói” cho cổ họng, buồng phổi và trái tim” [45, tr.30].

Ánh mắt:

Khi trò chuyện, các nhà báo lâu năm trên thế giới và cả những nhà tâm lý, đều khuyên rằng, cần phải luôn giữ tiếp xúc bằng mắt và thể hiện cảm xúc của mình qua đôi mắt. Hãy lắng nghe ngƣời trò chuyện không chỉ bằng tai mà bằng đôi mắt của mình. “Hãy lắng nghe bằng đôi mắt và bằng cả con người”. Tuy nhiên, không thể cứ nhìn chằm chằm mãi ngƣời trò chuyện. Thỉnh thoảng, nếu không giữ tiếp xúc với mắt thì ngƣời dẫn đừng nhìn lơ đãng ở đâu đó mà hãy nhìn vào kịch bản hoặc khán giả.

Ánh mắt không chỉ tỏ thái độ mà những lúc cần, có thể sử dụng để khuyến khích hay dừng ngƣời trả lời.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta vẫn nói với nhau “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Một ánh nhìn đôi khi cũng có thể chạm tới trái tim! Hãy tập cho đôi mắt biết nói nếu ngƣời dẫn muốn tăng hiệu quả buổi trò chuyện.

Sự im lặng:

Chúng ta vẫn nói với nhau “im lặng là vàng”. Nếu biết im lặng đúng chỗ trong lúc trò chuyện, thì đó thật sự là vàng. Ví dụ khi trò chuyện với thứ trƣởng bộ thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh trong chƣơng trình Ngƣời Đƣơng thời.

MC: Thường thì trong những lúc khó khăn nhất chị dựa vào ai a? NV: Vào gia đình, vào các cháu, vào bạn bè.

MC: Không phải dựa vào chính mình ạ?

NV: Và dựa vào chính mình. Đương nhiên. (im lặng). MC: (Im lặng)

NV: Mình phải dựa vào chính mình là chính chứ. Thực ra ba tôi cũng dạy tôi là trước hết mình phải đứng trên chân mình. Thực ra cũng có lúc đóng cửa khóc một mình đấy ạ. (Cười buồn).

MC: (Im lặng)

NV: (thổ lộ tiếp). Thực ra khó khăn trong công việc thì nhiều, bằng sức lực của mình, mình có thể làm được. Nhưng có những khó khăn trong quan hệ xử lý rất là khó, ví dụ như […].

(Ngƣời đƣơng thời: Sông nhỏ ra biển lớn, VTV1, ngày 30/10/2005) Lúc bà im lặng, đó nhƣ là lƣợt lời nhƣờng lại cho ngƣời dẫn. Nhƣng hình nhƣ biết đƣợc tâm trạng ngƣời đang trò chuyện. Ngƣời dẫn cũng im lặng và nhân vật đã nói tiếp với sự xúc động, và hiệu quả câu chuyện cũng tăng lên.

Trong cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng tỏ ý tán đồng bằng hình thức gật đầu, gật gật, cƣời… Sự tán đồng hay không tán đồng qua cử chỉ đƣợc xem nhƣ một trạng thái tình cảm có thang bậc để truyền cảm xúc cho ngƣời trò chuyện, từ lãnh đạm, thờ ơ đến tâm đắc, cuồng nhiệt. Dƣờng nhƣ mức độ tán đồng càng cao thì các cử chỉ, điệu bộ biểu thị đƣợc sử dụng càng nhiều, càng mạnh và ngƣợc lại. Cử chỉ điệu bộ thể hiện rõ ngƣời dẫn có nắm đƣợc kịch bản không, có tự tin không trƣớc nhân vật khách mời. Trên thực tế, khi chƣa nhập cuộc, chƣa đủ tự tin, ngƣời dẫn khó mà tỏ đƣợc thái độ, cử chỉ của mình để thay lời và kèm lời một cách hiệu quả.

Hàng ngàn năm qua, với khả năng biểu đạt tuyệt vời của ngôn ngữ âm thanh dƣờng nhƣ đã làm cho ngƣời ta lãng quên vai trò của cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp. Tuy nhiên, càng quan tâm đến vấn đề giao tiếp, ngƣời ta càng thấy không thể bỏ qua vai trò của cử chỉ, điệu bộ. Và ngƣời dẫn chƣơng trình, là ngƣời nói chuyện trƣớc công chúng, tức là “ta tự lột trần ta ra”, do đó, ngƣời

dẫn phải tự chế ngự và tìm cách hoàn chỉnh mình để có thể sử dụng ngôn ngữ không lời một cách hiệu quả nhất.

2.5 TIỂU KẾT

Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình là vấn đề lớn. Không chỉ ở các phƣơng tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà còn ở hành động của nó trong một cuộc giao tiếp, trò chuyện đặc biệt - phỏng vấn để hình thành tác phẩm truyền hình.

Trong các chƣơng trình, phát thanh viên với trang phục và điệu bộ trịnh trọng, đọc các văn bản với giọng nói khô khan, ít biểu cảm ngày càng kém thu hút ngƣời xem. Đối với các chƣơng trình có câu hỏi đặt ra với khách mời, ngƣời dẫn chăm chú đọc rồi quay mặt hỏi khách mời là kiểu giao lƣu nhàm chán nhất. Không ít chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ hiện nay đang có cách này. Điều này cho thấy cách thể hiện ngôn ngữ luôn là yếu tố mà ngƣời dẫn cần phải quan tâm.

Malcolm Gray cho rằng, thông thƣờng đối với một cuộc trò chuyện trƣớc công chúng, nội dung truyền đạt chiếm 25% giá trị của bài nói. 25% tiếp theo là cách truyền đạt và hiệu quả truyền đạt. 40% tiếp theo là biết cách hòa hợp với khán giả. Và 10% còn lại là khả năng nhớ đƣợc thông tin đã qua (những câu chuyện kể thêm, câu chuyện hài ….)

Cách thể hiện ngôn ngữ của ngƣời dẫn không chỉ là nói và đặt câu hỏi mà còn nói bằng cả cơ thể của mình.

Trong việc xây dựng và sử dụng câu hỏi, điều quan trọng là ngƣời dẫn chƣơng trình phải biết phân thân, tự đặt mình vào vai trò của nhân vật để hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của họ. Từ đó, ngƣời dẫn sẽ đƣa ra những câu hỏi phù hợp. Ngoài ra, ngƣời dẫn cũng cần phải đặt mình vào vai trò của khán giả để hiểu khán giả cần biết cái gì. Nếu không hiểu đƣợc nhân vật thì câu hỏi với nhân vật

sẽ không hiệu quả. Hoặc nếu không đặt mình vào vai trò của khán giả, mức độ thành công của chƣơng trình sẽ không cao. Vì đôi khi, mình là ngƣời trong cuộc, mình có thể hiểu mọi vấn đề, nhƣng có những vấn đề đơn giản nhất, mà ngƣời ngoài cuộc trò chuyện không nắm đƣợc.

Không chỉ đƣa ra đƣợc những câu hỏi, ngƣời dẫn phải có hiểu biết cụ thể, có khả năng tổng hợp, phân tích, biết làm bật ra những vấn đề trong quá trình đối thoại và cần phải nắm bắt ngay những tình huống có thể tìm đƣợc thông tin cần thiết. Hiểu biết, nắm bắt đƣợc mọi góc cạnh, khả năng của đối tƣợng sẽ giúp mình làm chủ đƣợc tình hình.

Trong một cuộc trò chuyện với báo Nghề báo, nhà báo Trần Bình Minh, một ngƣời nổi tiếng với sở trƣờng phỏng vấn, khi hỏi về một cuộc phỏng vấn thành công phụ thuộc vào “tài ăn nói” của phóng viên hay không? Nhà báo trả lời rằng “Suy cho cùng thì thành công phụ thuộc vào kiến thức của phóng viên về vấn đề, lĩnh vực, đối tượng mà mình tiến hành phỏng vấn. Đó chính là bài học vỡ lòng cho bất kỳ nhà báo nào”. [39, tr.232]

Ngƣời dẫn chƣơng trình cũng cần quan tâm tới những đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ nói. Cách tạo ngữ điệu cho lời nói có sức hấp dẫn và có tốc độ nói vừa phải. Ngƣời dẫn cần biết cách điều chỉnh giọng nói của mình.

Torng phong cách khẩu ngữ, ngƣời dẫn cũng cần quan tâm đến cách xử dụng lớp từ ngữ của nhóm này. Tuy nhiên, sử dụng phong cách ngôn ngữ nói để xây dựng một tác phẩm báo chí truyền hình, ngƣời dẫn phải thể hiện ngôn ngữ ở một chuẩn mực, tức là nó phải có tính chất đứng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh, đáp ứng đƣợc các chuẩn mực xã hội về giao tiếp, ứng xử.

Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ và cử chỉ, điệu bộ nhƣ hai mặt của một chỉnh thể giao tiếp. Ánh mắt, nụ cƣời, sự im lặng… đều mang những thông

tin trong quá trình giao lƣu. Ngƣời dẫn cần nắm rõ vấn đề này để có thể sử dụng tốt nhất ngôn ngữ không lời.

Biết kết hợp giữa ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời trong khi dẫn, không chỉ là năng khiếu của từng ngƣời mà phụ thuộc rất nhiều ở vấn đề học và khổ luyện.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)