Các dạng câu hỏi phỏng vấn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 56)

b. Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết

2.2.2.2 Các dạng câu hỏi phỏng vấn

Nhƣ chúng tôi đã nói ở phần đầu, trong nhóm giao lƣu-gặp gỡ, ngƣời dẫn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn là chủ yếu để tìm kiếm thông tin, xây dựng nội dung chƣơng trình. Những câu hỏi này thƣờng là điểm tiếp giáp giữa thông tin báo chí và chính luận nghệ thuật. Thƣờng trong các chƣơng trình giao lƣu, mục đích chính cần đạt tới là khắc họa đƣợc một cá tính, một chân dung thông qua câu hỏi và câu trả lời. Do đó, bên cạnh những câu hỏi lớn, có thể đặt ra nhiều câu hỏi nhỏ để gợi ý, dẫn dắt câu chuyện.

Các câu hỏi đƣợc chia thành hai phạm trù lớn, đó là câu hỏi mở và đóng. Với câu hỏi mở, có thể dùng các đại từ đƣợc viết tắt bằng công thức 5W+1H (Who? What? Where? When? Why? How?). Có nghĩa là các câu hỏi đƣợc cấu tạo bởi các từ Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Tại sao? Như thế nào?

Hiện nay, các câu hỏi mở không chỉ dừng lại ở những đại từ trên mà còn mở rộng ra.

Theo kinh nghiệm của các nhà báo lớn, những câu hỏi nên bắt đầu và kết thúc bằng những từ nhƣ: tại sao, như thế nào, cái gì, ở đâu, anh (chị) hãy miêu tả…sẽ nhận đƣợc nhiều dữ kiện hay. Larry King –ngƣời dẫn chƣơng trình hàng đầu thế giới và là ngƣời góp phần làm nên thƣơng hiệu CNN, chú ý rất nhiều trong dùng các nhóm từ, nhƣ là kỹ xảo phỏng vấn của ông để buộc nhân vật trả lời.

Một trong những trường hợp phỏng vấn khó nhất mà Larry King kể lại là tiến hành phỏng vấn diễn viên R.Metream, vì ông khách này toàn dùng những từ đơn giản để trả lời câu hỏi người dẫn: Phải, không phải, không phải, phải”. Larry King đã dùng nhóm từ “tại sao”, Metream đã trố mắt nhìn và đáp lại “Bởi vì…”.

Ƣu điểm của các câu hỏi mở là tạo cho khách mời sự thoải mái, tự nguyện khi trả lời. Thông tin thƣờng nhiều hơn. Khách mời dễ tham gia vào kiến tạo tác phẩm hơn. Những câu hỏi mở luôn kích thích sự phát triển của cuộc trao đổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt không tốt là đôi khi gây khó xử cho ngƣời đối thoại vì những câu hỏi chung chung hoặc trả lời dài dòng. Ngƣời đặt câu hỏi cũng dễ rơi vào tình trạng cho ra những câu hỏi dài dòng khó hiểu. Các dạng câu hỏi mở là: câu hỏi phát triển, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi vạch trần, câu hỏi số lượng, câu hỏi giả định, câu hỏi dự định, câu hỏi chuyển tiếp.

Những câu hỏi giả định, luôn là những câu hỏi có thể khai thác một cách hiệu quả về tâm lý, lập trƣờng, quan điểm của nhân vật.

“Nếu như mà trở lại thời điểm trước khi ra Hà Nội và nhận chức thứ trưởng Bộ Thủy sản thì liệu chị còn có phương án nào khác không?”

(Ngƣời đƣơng thời, VTV1, ngày 30/10/2005) “Ông thử hình dung rằng, giả sử nếu ngày đó ông không tìm được cuốn nhật ký. Nói chung là ông không biết đến cuốn nhật ký như vậy ở Việt Nam thì cuộc đời của ông đã có gì khác?”

(Ngƣời đƣơng thời: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, VTV1, ngày 21/8/2005) Với câu hỏi đóng, đó là những câu hỏi mà ta chỉ thu về những từ nhƣ có, không, có thể…Ví dụ nhƣ những câu hỏi bắt đầu bằng từ: có hay không, đã chứ, sẽ chứ… Ngoài mục đích cho phép nhà báo làm rõ vấn đề hoặc kiểm tra mức độ chính xác của thông tin, hoặc bắt đầu cho những câu hỏi tiếp theo, thì những câu

hỏi đóng cần tránh trong quá trình giao lƣu. Tuy nhiên, có những câu hỏi đóng cũng tạo kết quả bất ngờ khi khách mời trả lời nhiều hơn dự định do đôi lúc khách mời không muốn “làm khó” ngƣời dẫn.

Để có thể tránh đƣợc những hiệu quả không tốt từ câu hỏi đóng, các nhà báo Nga đã chọn giải pháp sử dụng cả câu hỏi mở và đóng:

Ban giám đốc đã tạo điều kiện cho chị đi làm phải không, và chị đã nhận công việc gì?”

(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, ngày 25/7/2005) Trong quá trình giao lƣu, để sử dụng các câu hỏi một cách hài hòa, hiệu quả không phải dễ. Nhiều ngƣời dẫn còn lúng túng ở cách đặt câu hỏi dẫn đến không thể lấy đƣợc thông tin từ khách mời. Sau đây là một số vấn đề về sử dụng câu hỏi cho hiệu quả và những lỗi tối thiểu cần tránh.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 56)