Vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ truyền hình

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 33)

2 Nguyên văn: The Master of Ceremonies is the “coductor”of an event or meeting The primary responsibility of the Master of Ceremonies is to serve as a genial host An ideal MC is a person who has poise, presence and who

1.3.2 Vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ truyền hình

Từ cách hiểu các thuật ngữ nêu trên, có thể thấy rằng vai trò của ngƣời dẫn - MC trên truyền hình rất quan trọng. Nhất là đối với ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu lƣu-gặp gỡ, họ là những ngƣời điều khiển buổi trò chuyện, là ngƣời chủ - host của chƣơng trình.

MC luôn là ngƣời “bị” công chúng để ý nhiều nhất, bởi khi dẫn chƣơng trình, MC nói bằng cả cơ thể của mình. Khác hẳn với SP, trong khi trò chuyện, tính hội thoại, sự tƣơng tác, lối nói tự nhiên đặc trƣng của phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ đƣợc thể hiện rõ nét trong cách xƣng hô, thƣa gửi, trò chuyện, đặt câu hỏi…..Dấu ấn cá nhân vì thế cũng rõ nét. Hiện nay, khán giả biết về ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng qua các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ hoặc các chƣơng trình trò chơi là chủ yếu.

Ở đây, chúng tôi xin đƣợc so sánh một vài nét về ngƣời dẫn chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ và ngƣời dẫn các chƣơng trình trò chơi để thấy đƣợc tầm quan trọng trong xử lý tình huống, sử dụng ngôn ngữ trong khi giao lƣu của từng nhóm chƣơng trình.

Tính ngẫu hứng là đặc trƣng chung của nhóm trò chơi và giao lƣu-gặp gỡ mà ngƣời dẫn chƣơng trình luôn phải chủ động. Tuy nhiên, sự khác nhau ở đây là diễn biến trong các chƣơng trình trò chơi truyền hình luôn theo trình tự kịch bản nhất định. Hết câu hỏi một là đến câu hai, câu ba… hoặc phần thi một, phần thi hai, phần thi ba… Với các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ thì khác, dù có kịch bản, nhƣng ngƣời dẫn chỉ bám kịch bản để tìm ý khai thác câu chuyện. Đối với các chƣơng trình Khắc họa chân dung thuộc nhóm giao lƣu gặp gỡ, ngƣời dẫn gần nhƣ là ngƣời phải sáng tác, xây dựng cấu trúc câu chuyện ngay trong quá trình giao lƣu vì chƣơng trình phụ thuộc nhiều ở khách mời. Có những chƣơng trình, trình tự sắp xếp đảo lộn giữa kịch bản và thành phẩm. Ví dụ chƣơng trình Ngƣời đƣơng thời “Sông nhỏ ra biển lớn”, giao lƣu với bà Nguyễn Thị Hồng Minh, thứ trƣởng Bộ thủy sản, phát sóng ngày 30/10/2005, VTV1. Theo kịch bản, sẽ có 5 chủ đề nhỏ đƣợc trao đổi, đó là :

-Chủ đề 1: Câu chuyện của ngƣời nuôi cá. -Chủ đề 2: Những chuyện không chờ đợi. -Chủ đề 3: Chuyện “hàng tôm hàng cá”. -Chủ đề 4: Những sự lựa chọn.

-Chủ đề 5: Hƣớng đi của thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, khi chƣơng trình phát sóng, nội dung trao đổi trong các chủ đề đã có sự thay đổi. Chủ đề 5 không có trong chƣơng trình thành phẩm vì những ý trong chủ đề 5 đƣợc trò chuyện xen vào các chủ đề khác một cách hợp lý. Và

nội dung đƣa ra trong trong chủ đề cũng có sự thay đổi. Có những nội dung ở chủ đề 1 đổi sang chủ đề 2 và ngƣợc lại.

Cụ thể hơn, trong từng chủ đề, các câu hỏi trong kịch bản đều không chi tiết mà chỉ vài gạch đầu dòng. Có thể so sánh một chủ đề để thấy rằng vai trò của ngƣời dẫn quan trọng nhƣ thế nào đối với cuộc giao lƣu:

Chủ đề 4: Những sự lựa chọn

Trong kịch bản, những gạch đầu dòng gợi ý cho chủ đề này để giao lƣu gồm:

-Phó Giám đốc sở

-Tỉnh ủy viên, bí thư đoàn thanh niên. -Kiên trì với nghề thủy sản.

-Phỏng vấn con gái Lý Nguyễn Thảo Linh (VTR)

-Chị đã vượt qua những khó khăn như thế nào để có thể hoàn thành công việc? Đảm nhận những chức trách quan trọng.

-Lựa chọn khó khăn nhất: gia đình/công việc. Điều gì cho chị nghị lực. -Những lúc khó khăn chị dựa vào ai? (dựa vào sức mình là chính? Dựa vào người thân? Dựa vào tập thể?). Cơ sở định hướng khi gặp khó khăn là gì? Thái độ lúc gặp khó khăn? – Sẵn sàng cho mọi sự thay đổi vượt qua khó khăn như thế nào?

Tạ Bích Loan đã dùng 19 câu hỏi để trò chuyện cho chủ đề này:

1. Theo chúng tôi được biết thì lúc đó chị đã trở thành đại biểu quốc hội được hai năm rồi?

2. Là đại biểu quốc hội mà lại có các con nhỏ, chị đã vượt qua khó khăn như thế nào?

3. Có ba lần chị đi họp phụ huynh cho con thôi, chị có cảm thấy áy náy không?

4. Chị có cảm thấy là dường như là con của mình cũng có thua thiệt so với các bạn cùng lứa?

5. Ví dụ?

6. Khi nào thì chị phải có một khó khăn nhất trong lựa chọn cuộc sống của mình?

7. Nó như thế nào?

8. Nếu ra Hà Nội thì chị có thể mất gì ạ?

9. Và chị cũng đã chấp nhận đầu hàng việc thuyết phục anh ấy đi ra cùng chị?

10. Chị có cho rằng đó là một cái giá quá lớn không?

11. Nhưng mà đôi khi chúng ta hi sinh thì cũng đặt câu hỏi chúng ta hi sinh vì cái gì?

12. Nếu như mà trở lại thời điểm trước khi ra Hà Nội và nhận chức thứ trưởng Bộ Thủy sản, liệu chị có còn một phương án nào khác?

13. Sở Thủy Sản?

14.Chị có cho rằng nam giới quá ích kỷ khi mà không muốn cho phụ nữ hoạt động xã hội nhiều hơn nữa và lúc nào cũng muốn lui về với gia đình nhiều hơn không?

15.Tôi hình dung là có lúc chị có một mình thôi và có lúc chị rất là buồn? 16.Thường thì những lúc khó khăn nhất chị dựa vào ai?

17.Không phải dựa vào chính mình ạ? 18. Tự vẫn ạ?

Với ví dụ trên cho thấy, ngƣời dẫn gần nhƣ chủ động hoàn toàn trong quá trình giao lƣu. Đối với các chƣơng trình Khắc họa chân dung, sự đảo lộn hay thay đổi kết cấu một chƣơng trình là chuyện bình thƣờng. Có nhiều nguyên nhân, nhƣng điều quan trọng nhất là không thể bắt khách mời nói theo trình tự kịch bản đã lên. Do đó, trong lúc trò chuyện, để câu chuyện đƣợc mạch lạc, ngƣời dẫn gần nhƣ phải thoát ra kịch bản ở mức độ cho phép để trò chuyện.

MC của các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ thƣờng là những ngƣời tham gia hình thành đƣờng dây kịch bản, xác định những thông tin cần khai thác từ nhân vật. Khi ghi hình, MC có thể đƣợc phép sử dụng ngôn ngữ, tài ăn nói của mình để điều khiển chƣơng trình, nhất là những lúc nhân vật, khách mời nói chuyện lạc chủ đề.

Với MC của các chƣơng trình trò chơi luôn ở thế chủ động hơn MC của nhóm giao lƣu gặp gỡ. Thế chủ động ở đây là anh biết trƣớc trình tự không thể khác của chƣơng trình. Các chƣơng trình khác nhƣ trò chơi là sự kết hợp giữa ngôn ngữ đƣợc chuẩn bị trƣớc (câu hỏi, đáp án) và ngôn ngữ không đƣợc chuẩn bị trƣớc (ứng khẩu). Ngôn ngữ ngƣời dẫn ở các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ thƣờng phải ứng khẩu rất nhiều, rất ít khi đƣợc chuẩn bị trƣớc và đọc nhƣ một phát thanh viên.

Có không ít lần ngƣời dẫn đã nấu hỏng bữa ăn thông tin dù đầy đủ gia vị. Nhƣng cũng nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình cứng cõi, đã trở thành ngƣời đầu bếp giỏi khi biết cách làm một món khác với những gia vị đã cho thay vì làm món đã định nhƣng không thành.

Một điều dễ dàng nhận thấy nữa là MC của các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ gần nhƣ bắt buộc họ là những nhà báo thật sự. Điều này đƣợc chứng minh trong các chƣơng trình mà chúng tôi khảo sát. 100% ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu –gặp gỡ là những phóng viên, biên tập viên của đài truyền hình. Với

các chƣơng trình trò chơi, ngƣời dẫn không hẳn và có khi không cần là nhà báo. Ví dụ, chƣơng trình Ai là ai, do diễn viên điện ảnh Kim Khánh dẫn, sau này là diễn viên Quyền Linh. Một số chƣơng trình trò chơi của các đài khác nhƣ HTV, nhƣ Chung Sức, do diễn viên Chi Bảo dẫn, Vui để học do Thanh Bạch dẫn, Hát với ngôi sao do ca sĩ Nguyên Vũ dẫn. Vai trò của họ nhƣ là những hoạt náo viên.

Khi là nhà báo, anh mới có thể xây dựng, sáng tác một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh trong lúc trò chuyện, phỏng vấn. Điều này một lần nữa cho thấy rằng vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ luôn luôn đƣợc đánh giá ở vị trí cao nhất. Điều đáng tiếc là hiện nay, chỉ một vài ngƣời dẫn ở nhóm giao lƣu gặp gỡ để lại ấn tƣợng trong lòng khán giả.

CHƢƠNG 2

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 33)