Biết quan tâm đến khách mờ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 102)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

3.3.1Biết quan tâm đến khách mờ

Biết quan tâm đến ngƣời trò chuyện luôn đƣợc khán giả đánh giá cao. Trên thực tế, đây cũng là yếu tố mà nhiều ngƣời dẫn coi là yếu tố thành công của mình. Sự quan tâm ở đây là cách tạo ra những tín hiệu phản hồi trong quá trình tiếp nhận thông tin, trong sử dụng ngôn ngữ không lời để thể hiện.

Biết quan tâm đến khách mời không chỉ dừng lại ở đối tƣợng khách mời trò chuyện trên sân khấu mà còn là những khán giả tham gia vào trƣờng quay.

Theo Quỳnh Hƣơng, ngƣời dẫn chƣơng trình Trò chuyện cuối tuần của đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, điều làm chị quan tâm nhất đó là khán giả. Làm sao phải chuẩn bị tƣ tƣởng cho khán giả thật tốt để họ có thể hòa nhập vào không khí của cuộc giao lƣu. Đây cũng là bƣớc hỗ trợ rất tốt, giúp cho nhân vật vƣợt qua sự e dè ban đầu để có thể cởi mở bƣớc vào cuộc chuyện trò. Đã có không ít cuộc giao lƣu trở nên tẻ nhạt vì chỉ có hai ngƣời trên sân khấu là “có liên quan”, còn khán giả thụ động và quá tĩnh lặng, lại truyền cái thờ ơ ấy trở lại cho nhân vật. Với những chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, tính tƣơng tác với khán giả là thƣờng xuyên. Nếu ngƣời dẫn không lôi cuốn đƣợc khán giả vào câu chuyện thì coi nhƣ thất bại.

Ngoài việc mời khán giả tham gia vào câu chuyện bằng cách phát biểu, ngƣời dẫn cũng có thể gợi ý cho khán giả tham gia câu chuyện bằng cách khác:

Quí vị thử nhìn xem bức tranh này như thế nào? Có xứng đáng một tràn vỗ tay không ạ?”.

(Trò chuyện cuối tuần, HTV7, ngày 8/10/2006) Nếu khán giả không quan, cần phải nghĩ cách để kéo khán giả lại với mình. Phải tạo ra một hình ảnh, tính trung thực, và chia sẻ, đồng cảm với khán giả. Biết cách khuyến khích khán giả vỗ tay để cổ động với mình.

Để khán giả cũng nhƣ khách mời biết và chấp nhận mình, ngƣời dẫn cần phải biết khán giả đang cảm nhận điều gì qua những lời nói của mình. Một sai lầm rất lớn là ngƣời dẫn cứ tập trung vào câu chuyện của nhân vật, không biết khán giả đang muốn cái gì. Nếu chúng ta không chia sẻ với khán giả, không thể hiện sự đồng cảm với khán giả, quay lƣng lại với khán giả thì khán giả dễ cảm thấy bị bỏ rơi, không cảm nhận đƣợc cuộc nói chuyện đó.

Tất cả thông tin đi vào trong đầu chúng ta thƣờng có 3 kênh, thứ nhất là mắt, thứ hai là tai và thứ ba là qua những xúc giác khác. Nếu trao đổi với một lƣợng khán giả lớn, chúng ta cần có sự trao đổi cả 3 kênh truyền này. Khi dùng mắt thì chúng ta dùng các từ: thấy, cảm nhận được, nhìn thấy được, tôi nhìn thấy anh như thế nào đó… Khi dùng thính giác thì dùng các từ nhƣ: nghe, tôi nghe như là, hình như là… Cơ quan xúc giác thì: cảm nhận, cảm thấy, chạm, tôi cảm thấy …

Biết quan tâm đến khách mời là một trong những cách giúp cho ngƣời dẫn khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 102)