Các chương trình giao lưugặp gỡ trên Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 26)

1 A talk show (U.S) or chat show (Brit.) i sa television or radio program wher ea group of people come together to discuss various topics put forth by a talk show host Often, talk shows feature a panel of guests, usually

1.2.2 Các chương trình giao lưugặp gỡ trên Đài Truyền hình Việt Nam

a. Tính đến tháng 9/2006, các chuyên mục đƣợc sắp xếp vào nhóm giao lƣu gặp gỡ để thanh toán chi phí, nhuận bút của đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV3) là: Văn hóa Sự Kiện Nhân Vật, Người Đương thời, Người xây tổ ấm, Dành cho người Hâm mộ, Me xanh. Sự kiện và bình luận, Hội nhập, Giờ cao điểm, Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Văn hóa Nghệ Thuật, 8H tối thứ 6, Cùng nông dân bàn cách làm giàu, Cánh cửa mở rộng, Giao lưu Khoa giáo, Những ước mơ xanh, Sân khấu thường thức.

So với hệ thống chuyên mục hiện có trên đài Truyền hình Việt Nam, các chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ xây dựng thành chuyên mục hiện nay trên truyền hình Việt Nam không nhiều, 16 chuyên mục/158 chuyên mục (VTV1: 59 chuyên mục, VTV2: 54 chuyên mục, VTV3: 45 chuyên mục), chiếm khoảng 10% trong tổng số các chuyên mục. Ở các đài địa phƣơng cũng rất ít chuyên mục thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ. Cách phân loại cho các chƣơng trình cũng không phù hợp, nhiều chƣơng trình tuy xếp vào nhóm giao lƣu-gặp gỡ nhƣng cách thể hiện không phải nhƣ vậy. Ví dụ chƣơng trình Doanh nhân Việt Nam phát trên VTV1. Cách thể hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp “điện ảnh”, tính giao lƣu, tƣơng tác hầu nhƣ không có. Nhân vật trả lời không cần câu hỏi của ngƣời dẫn trƣớc ống kính. Ngƣời dẫn ở đây thỉnh thoảng xuất hiện với tƣ cách nhƣ một phóng viên đang tác nghiệp. Hay một số chƣơng trình khác nhƣ Me xanh, Dành cho ngƣời hâm mộ, Sân khấu thƣờng thức, Cùng nông dân bàn cách làm giàu, phần mang tính giao lƣu không nhiều. Một số chƣơng trình Hội nhập, có khi ngƣời dẫn chỉ đóng vai trò nhƣ ngƣời kết dính các tin, phóng sự cùng một chủ đề. Hay nhƣ chƣơng trình Văn hóa-Sự kiện-Nhân vật, đƣợc xây dựng dƣới hình thức của một tạp chí truyền hình, có thông tin sự kiện, có giao lƣu, có biểu diễn…Nếu ghi nhận cách làm nhƣ một talk show đúng nghĩa thì đài truyền hình Việt Nam chỉ có các chƣơng trình Ngƣời Đƣơng thời, Ngƣời xây tổ ấm, Những ƣớc mơ xanh (Tháng 10/2006 là Ƣớc mơ Việt Nam).

Theo phân loại của Ban Thƣ ký Biên tập Đài truyền hình Việt Nam, các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ trên đƣợc chia ra thành các dạng khác nhau: Giao lƣu gặp gỡ loại 1, giao lƣu gặp gỡ loại 2, giao lƣu gặp gỡ có khán giả, giao lƣu gặp gỡ không có khán giả tham gia. Qua khảo sát của chúng tôi, dựa trên chủ đề đƣợc đề cập, cách thể hiện một tác phẩm, tính thời sự, sự kiện, có thể chia giao lƣu gặp gỡ trên truyền hình Việt Nam hiện nay thành các nhóm:

Nhóm khắc họa chân dung: Gồm Người đương thời, Những ước mơ xanh, Người xây tổ ấm: Đây là những chƣơng trình mà nhân vật, khách mời giao lƣu đƣợc xem là những điển hình trong xã hội. Một chƣơng trình thƣờng có một đến ba nhân vật, khách mời giao lƣu trực tiếp. Bên cạnh đó là các khách mời nhằm cung cấp thêm thông tin về nhân vật chính. Đây là những cuộc gặp gỡ nhằm khắc họa chân dung và thông qua nhân vật, chƣơng trình gửi gắm thông điệp đến cho công chúng. Thời lƣợng phát sóng cho mỗi chƣơng trình thƣờng là 45- 55 phút. MC trong các chƣơng trình này luôn đòi hỏi phải có nhiều tiêu chuẩn cao hơn ngƣời dẫn ở các nhóm khác. Xét về cách thức sử dụng ngôn ngữ và vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình thuộc nhóm khắc họa chân dung, có thể xem là “đỉnh cao” trong nhóm giao lƣu-gặp gỡ đang có ở nƣớc ta hiện nay. Bởi những chƣơng trình này, ngƣời dẫn chƣơng trình thật sự là ngƣời chủ của buổi trò chuyện. Là ngƣời vừa phải khai thác, tìm kiếm thông tin để có thể cận cảnh nhân vật qua cuộc trò chuyện; vừa phải sáng tạo, bố cục để xây dựng tác phẩm. Đây là nhóm chƣơng trình áp dụng cách làm của truyền hình hiện đại thông qua các cuộc đối thoại có tính tƣơng tác cao, tính ngẫu phát của câu chuyện và sự xen kẽ phóng sự trong kết cấu. Tính ngẫu phát là một đặc trƣng đòi hỏi cách xử lý đúng mực của ngƣời tham gia đối thoại.

Nhóm thời sự: Gồm các chuyên mục Hội nhập, Giờ cao điểm, Sự kiện và bình luận, Diễn đàn văn học nghệ thuật. Nhân vật, khách mời thƣờng là các quan chức, những ngƣời nắm giữ thông tin, có kiến thức ở một lĩnh vực nào đó đƣợc mời để cùng trao đổi, cọ xát các ý kiến nhằm tìm kiếm một giải pháp phù hợp với thực tế một sự việc, sự kiện đang diễn ra. Các chƣơng trình này hầu hết hiện nay đều đƣợc truyền hình trực tiếp trên sóng, thời lƣợng thƣờng ngắn hơn các chƣơng trình thuộc nhóm Khắc họa chân dung (30 phút đến 45 phút). Ngƣời dẫn chƣơng trình cũng đƣa ra quan điểm, chính kiến của mình trao đổi với khách mời. Vị trí của ngƣời dẫn ở các chƣơng trình này đôi khi ngang bằng với

khách mời. Với nhóm chƣơng trình này, thƣờng có một đến ba khách mời đến giao lƣu.

Nhóm thông tin – giáo dục: Giao lưu khoa giáo, Cùng nông dân bàn cách làm giàu, Sân khấu thường thức, Cánh cửa mở rộng, 8H tối thứ 6: Chủ yếu là các khách mời có kiến thức về những lĩnh vực nào đó trong xã hội đƣợc mời đến để giao lƣu, trao đổi nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà nhóm đối tƣợng khán giả nào đó quan tâm. Ngƣời dẫn chủ yếu gợi mở, định hƣớng cho khách mời để các khách mời có thể trao đổi thông tin. Thƣờng có từ ba đến năm khách mời trong cùng một chƣơng trình.

Nhóm thông tin – giải trí: Gồm các chuyên mục Me xanh, Dành cho người hâm mộ, Văn hóa-sự kiện-nhân vật. Đây là nhóm chƣơng trình mà cách thể hiện đƣợc xây dựng bởi nhiều hình thức thông tin, giải trí. Giao lƣu chỉ là một phần trong toàn bộ nội dung chƣơng trình. Một số chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hình thức nhƣ một tạp chí, với phần tin tức, phóng sự, giao lƣu, ca nhạc, văn nghệ v.v…Nét nổi bật về vai trò của ngƣời dẫn chƣơng trình là ngƣời kết nối các sự kiện, các vấn đề đƣợc đề cập trong chƣơng trình.

b. Khán giả tìm đến truyền hình, ngoài nhu cầu tìm kiếm thông tin, tìm hiểu kiến thức, giải trí còn một nhu cầu lớn lao hơn là mong muốn xích lại gần nhau, tìm đến nhau. Truyền hình là cầu nối để con ngƣời với con ngƣời, dù ở nơi nào trên thế giới cũng có thể chia sẻ, để sự yêu thƣơng đƣợc nhân rộng. Khi những hình ảnh tan thƣơng do cơn sóng thần ở Ấn Độ Dƣơng (tháng 12/2004 làm trên 250.000 ngƣời thiệt mạng) phát trên sóng truyền hình, cả thế giới cùng chung tay chia sẻ nỗi đau này. Hay gần hơn, ở nƣớc ta, nhiều chƣơng trình truyền hình đã làm thay đổi một số phận, một con ngƣời và thay đổi cả quan điểm, tƣ duy. Ví dụ, chƣơng trình cầu truyền hình Ngƣời đƣơng thời mang tên

trên 1,7 tỷ đồng. Hay chàng trai ngồi xe lăn Bạch Đình Vinh, một nhân vật của Ngƣời đƣơng thời, sau khi chƣơng trình về anh phát sóng, Vinh đã nhận đƣợc hơn 500 bức thƣ điện tử. Số thƣ nhận đƣợc, bố anh đã in ra và đóng đƣợc 6 cuốn dày. Anh cũng đƣợc công ty tin học ESC cho học phí 5000 USD để học thêm về lập trình viên tin học và công ty sẵn sàng nhận anh vào làm việc sau khi đã tốt nghiệp. Hay nhƣ chƣơng trình Nhật ký Đặng Thùy Trâm, ý nghĩa xã hội của nó là vô cùng lớn lao. Chƣơng trình đã góp phần tạo lập dƣ luận xã hội tích cực, thúc đẩy sự vƣơn lên trong mỗi con ngƣời, nhất là giới trẻ. Qua chƣơng trình họ có dịp chiêm nghiệm về bản thân mình, về lý tƣởng của mình trong thời đại ngày nay.

Hay chƣơng trình Những ƣớc mơ xanh, sau 5 năm phát sóng, đã giúp đỡ cho hàng trăm nhân vật, ngƣời không có nhà thì có nhà ở, không đƣợc đi học thì đƣợc hỗ trợ học bổng, ngƣời dân đƣợc chữa bệnh, có việc làm v.v… Tổng số tiền thu đƣợc giúp nhân vật qua các năm phát sóng chƣơng trình là trên 11 tỷ đồng.

Và không chỉ vậy, những cuộc trò chuyện “tay đôi” giữa ngƣời dẫn – nhà báo với các quan chức là một cuộc “điều trần” với dƣ luận về một vấn đề nào đó. Nhiều chƣơng trình thuộc nhóm giao lƣu-gặp gỡ mang tính chiến đấu cao, bên cạnh việc nhân rộng các điển hình.

Những chƣơng trình mang lại những hiệu quả tích cực kể trên đều tập trung vào nhóm giao lƣu gặp gỡ, một nhóm chƣơng trình còn khá mới ở nƣớc ta. Với tính chất là nguồn tin “sống”, có khả năng tƣơng tác cao và nhất là có sự “điều khiển” cuộc trò chuyện của ngƣời dẫn, đã góp phần làm cho tác phẩm trở nên sinh động và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 26)