Giao tiếp và giao tiếp hội thoạ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 44)

b. Lớp từ ngữ thuộc phong cách viết

2.1.3 Giao tiếp và giao tiếp hội thoạ

a. Giao tiếp có thể hiểu là sự trao đổi, tiếp xúc với nhau bằng phƣơng tiện ngôn ngữ. Họat động giao tiếp đòi hỏi phải có những nhân tố gồm: ngƣời phát (ngƣời nói, ngƣời viết) và ngƣời nhận, bối cảnh giao tiếp, nội dung thông tin, kênh truyền tin và sự phản hồi.

Theo số liệu thống kê trung bình thì mỗi ngày, một ngƣời dân thành thị có 10-11 giờ bị lôi cuốn vào sự giao tiếp, trong đó, 75% thời gian đƣợc dùng để nói và để nghe, 25% còn lại để đọc và để viết. Trung bình mỗi ngƣời nói khoảng 18.000 từ trong một ngày. Việc rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ để trở thành

ngƣời nói chuyện có duyên nhất là điều hết sức cần thiết trong giao tiếp. Nhất là những ngƣời thƣờng xuyên sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và ngôn ngữ đƣợc xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghề nghiệp của mình.

b. Giao tiếp hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con ngƣời. Đó là sự giao tiếp hai chiều, có sự tƣơng tác qua lại giữa ngƣời nói và ngƣời nghe với sự luân phiên lƣợt lời. Trong hội thoại thƣờng có song thoại hoặc đa thoại. Những ngƣời tham gia hội thoại đều cố gắng kiểm định quyền nói. Khi kiểm định đƣợc quyền nói thì sẽ có một lƣợt lời:

MC: Hiện nay thì cháu học trong trường có vất vả không? NV: Thưa cô, không ạ.

MC: Con thích nhất là môn gì? NV: Môn tiếng Anh ạ.

(Ngƣời xây tổ ấm, VTV1, 25/7/2005) Trong lƣợt nói dài, có nhiều cách để ngƣời nghe thể hiện mình đang quan tâm lắng nghe. Đây là yếu tố tạo hiệu quả trong giao tiếp hội thoại. Không chỉ ngƣời trò chuyện thể hiện đƣợc mối quan tâm đến câu chuyện mà còn tạo cho ngƣời trò chuyện có thêm hứng thú. Có nhiều cách nhƣ: gật đầu, cười nhẹ, hoặc các âm ừ, dạ, vâng… báo cho ngƣời đang nói biết thông điệp đang đƣợc tiếp nhận. Những tín hiệu đƣợc dùng cho mục đích này đƣợc gọi là tín hiệu phản hồi.

Một trong những nét đặc trƣng của giao tiếp hội thoại là ở cách sử dụng các đơn vị từ vựng mang phong cách khẩu ngữ. Giao tiếp hội thoại là môi trƣờng tồn tại của các đơn vị từ vựng khẩu ngữ- một bối cảnh ngôn ngữ hẹp, bị qui định bởi đề tài giao tiếp, vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Tính phong cách của các đơn vị từ vựng khẩu ngữ trở nên rất rõ nét khi đƣợc sử dụng xen lẫn với các phong cách khác.

Trong giao tiếp hội thoại, phƣơng tiện chuyển tải thông tin không chỉ là yếu tố ngôn ngữ có lời, mà còn là những phƣơng tiện khác. Đó là ngôn ngữ phi lời, gồm các cử chỉ, điệu bộ. Điệu bộ, cử chỉ có khi tồn tại nhƣ một tín hiệu độc lập.

Nhìn chung, trong hội thoại, chúng ta giao tiếp bằng toàn bộ cơ thể chúng ta, bằng tất cả các giác quan mà ta có. Những yếu tố phi lời xuất hiện song song với các tín hiệu bằng lời, cùng với các tín hiệu bằng lời hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn.

2.2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH GIAO LƢU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 44)