Câu hỏi “đề dẫn”: Có trƣờng hợp ngƣời dẫn không chịu, đôi khi là không có khả năng sáng tạo, ứng đối tại chỗ, nên hỏi một câu hỏi nhƣ một lời đề

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 62)

không có khả năng sáng tạo, ứng đối tại chỗ, nên hỏi một câu hỏi nhƣ một lời đề dẫn, trả lời hàng giờ không hết đƣợc. Ví dụ nhƣ trong chƣơng trình Giao lƣu – Đối thoại “Tư vấn du học Vân Nam – Trung Quốc”, ngƣời dẫn Quỳnh Nga đã đặt câu hỏi cho một vị khách mời là hiệu trƣởng một trƣờng đại học:

Xin ông có thể giới thiệu cụ thể hơn về tình hình giáo dục ở trường ông?” (Tƣ vấn du học Vân Nam, VTV2, ngày 6/10/2006)

Hậu quả là ông ta nói rất dài. Thay vì hỏi một câu hỏi “khái quát” nhƣ vậy, ngƣời dẫn nên chẻ nhỏ ra những câu hỏi cụ thể hơn, vừa có thể làm cho buổi trò chuyện không bị khách mời “chiếm diễn đàn” nhƣ vẫn thƣờng thấy nhiều trên các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ hiện nay. Đây là những dạng câu hỏi đặt ra chỉ để chiều lòng ngƣời trả lời. Những câu hỏi dễ nhất và ngƣời trả lời thƣờng muốn thế, nhƣng khán giả thì không chờ đợi những câu hỏi đơn giản nhƣ vậy. Họ muốn những câu hỏi có góc cạnh, có độ sâu nhất định.

Trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, một số chƣơng trình kịch bản câu hỏi lên khá kỹ, nhƣ các chƣơng trình thuộc nhóm Thời sự. Ở các chƣơng trình này, câu hỏi thƣờng đặt ra ít. Tính ngẫu phát trong câu chuyện xuất hiện không nhiều. Do đó, cần đặt những câu hỏi đơn giản và cụ thể. Tránh những câu hỏi mơ hồ sẽ nhận lại những câu trả lời mơ hồ.

Khá nhiều chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ của ta, ngƣời dẫn còn chạy theo kịch bản đƣợc sắp xếp sẵn, cứ đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác đã viết sẵn trên giấy. Dựa trên văn bản đó để thực hiện hành vi ngôn ngữ nói. Chƣa “tiêu hóa” đƣợc nội dung câu chuyện, thì chắc chắn khó làm chủ đƣợc cuộc thoại. Có rất nhiều trƣờng hợp, khi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi, những lúc nhân vật, khách mời đã trả lời đủ ý, nhƣng vì kịch bản còn câu hỏi nên cứ phải hỏi cho chắc ăn, nhân vật, khách mời phải trả lời lại. Điều này làm cho khách mời cảm thấy khó chịu. Theo nhà báo Mai Thúc Long, dẫn chƣơng trình không chỉ ngồi để đặt ra các câu hỏi mà phải biết hƣớng cho ngƣời đối thoại phát biểu hết ý mình nhƣng vẫn không vƣợt ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại: “Rất nên tránh lối đặt câu hỏi gạch đầu dòng ở nhà rồi ra thoại, cứ moi hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, chưa hết, chưa cho khách về”. Nhà báo lão thành Nguyễn Kim Trạch cho rằng “các chương trình giao lưu-gặp gỡ mà còn lệ thuộc nhiều vào các câu hỏi đặt sẵn thì yếu”.

Đối với ngƣời dẫn, kịch bản là một cái sƣờn để họ theo đó mà đặt lần lƣợt các câu hỏi. Hầu nhƣ nhiều ngƣời dẫn chƣơng trình vững vàn hiện nay đều ít khi viết rõ những câu hỏi chi tiết trong kịch bản.

Khi đƣa ra câu hỏi, ngƣời dẫn cần xem xét đến trình độ học vấn của ngƣời đối thọai với mình, những từ ngữ mà ngƣời dẫn hiểu rằng khách mời quen dùng do nghề nghiệp hoặc do lứa tuổi. Một câu hỏi hay là một câu hỏi đƣợc đƣa ra hết sức phù hợp với ngôn ngữ của ngƣời đối thoại và câu hỏi phải thật cụ thể.

Một câu chuyện cổ của Nga kể về một người khách lãng du giữ chân một vị thông thái đang lững thửng thả bộ, để hỏi xem đường đến thành phố còn xa nữa không. Vị thông thái trả lời cụt lủn: “Hãy cứ đi”. Người khách lãng du đăm chiêu vừa tiếp tục đi, vừa suy nghĩ về thái độ thô lỗ của cư dân địa phương. Nhưng người khách lãng du ấy mới đi chưa được năm mươi bước thì nghe thấy hô: “Dừng lại!”. Vị thông thái đứng lại trên đường đi: “Anh phải đi một giờ nữa mới tới thành phố”. “Tại sao ông không nói ngay điều đó?”, - người khách lãng du kêu lên. “Ta phải nhìn xem bước đi của anh như thế nào”, - nhà thông thái giải thích.

Hãy đặt thật nhiều câu hỏi”, đây là một trong những lời khuyên cơ bản trong phỏng vấn trên truyền hình của Victoria Mc Cullough Carroll, nữ phóng viên truyền hình Mỹ và cũng là giảng viên bộ môn truyền hình tại một số trƣờng đại học ở Mỹ.

Trong các chƣơng trình giao lƣu hiện nay, câu hỏi đƣợc sử dụng rất ít. Qua khảo sát cho thấy, Tạ Bích Loan là ngƣời sử dụng nhiều câu hỏi nhất. Ví dụ trong chƣơng trình Gặp gỡ cán bộ chiến sĩ đảo Nam Yết (phát sóng ngày 17/4/2005), chị sử dụng đến 73 câu hỏi. Một số chƣơng trình khác nhƣ Những người cứu rừng (phát sóng 18/9/2005), chị sử dụng 49 câu hỏi. Chƣơng trình

Nhật ký Đặng Thùy Trâm (phát sóng ngày 21/8/2005), chị sử dụng 52 câu hỏi. Trung bình, trong một chƣơng trình 45’, chị sử dụng 50 – 60 câu hỏi. Những chƣơng trình của chị luôn tạo đƣợc sự hấp dẫn, lôi cuốn bởi cách đặt câu hỏi liên tục, các vấn đề đƣợc khai thác bằng nhiều câu hỏi ngắn. Khách mời vì thế cũng tham thoại rất hiệu quả.

Ở các chƣơng trình khác nhƣ Ngƣời xây tổ ấm Những gia đình Liệt sĩ công an (phát sóng ngày 25/7/2005), Kim Ngân sử dụng 36 câu hỏi. Chƣơng trình Tôi đã có một thời lầm lỗi (phát sóng ngày 22/8/2006), chị sử dụng 61 câu hỏi. Chƣơng trình Những ƣớc mơ xanh Tôi ơi đừng tuyệt vọng (phát sóng ngày 15/1/2006) sử dụng 35 câu hỏi.

Các chƣơng trình trên, thời lƣợng phát sóng thƣờng 45 phút, câu hỏi đặt ra từ 35 – 50 câu hỏi/1 chƣơng trình là tƣơng đối cũng hợp lý. Tuy nhiên, nhiều chƣơng trình 45 phút sử dụng 10-15 câu hỏi là quá ít. Ví dụ, chƣơng trình Giao lƣu-đối thọai phát trên sóng VTV2 ngày 6/10/2006, chỉ sử dụng 15 câu hỏi. Chƣơng trình 8H tối thứ 6 phát trên sóng VTV2 ngày 6/10/2006, chỉ sử dụng 12 câu hỏi. Hầu nhƣ các chƣơng trình thuộc nhóm chƣơng trình Thông tin-Giáo dục đều sử dụng rất ít câu hỏi.

Vì sử dụng ít câu hỏi nên khách mời thƣờng là những ngƣời chiếm diễn đàn. MC ngồi nghe và khán giả cứ nghe, không có tranh luận, ít giao lƣu. Chƣơng trình trở nên tẻ nhạt.

Cũng cần tránh việc tung ra những câu hỏi nhƣ vũ bão. Nếu không sẽ làm cho nhân vật khớp, im lặng. Phải có cách để dẫn dắt cho họ trả lời.

Trong quá trình đặt câu hỏi, tính rõ ràng và sự ngắn gọn bao giờ cũng mang lại hiệu quả cho ngƣời nghe.

Đối với báo in, theo Lô-íc Éc-vu-ê, “độc giả có trình độ trung bình có khả năng nhớ được 12 từ. […] Nếu câu dài 40 từ độc giả vẫn

chỉ nhớ được 12 từ…”. Tác giả nhấn mạnh rằng “mỗi đơn vị thông tin độc lập đủ để tạo ra một hình ảnh không dài quá 17 từ”. Đối với phát thanh, theo nhà nghiên cứu X.I. Bơn xten, tác giả cuốn ngôn ngữ Radio, đối với văn bản phát thanh tiếng Nga cho người Nga thì câu không nên vượt quá 14 từ, tối đa là 27 từ. Đối với văn bản phát thanh tiếng Việt dành cho người Việt thì số lượng câu sử dụng nhiều nhất trong văn bản phát thanh là loại câu có độ dài từ 21-40 tiếng.

[12, tr.214-217, dẫn theo] Ngƣời dẫn luôn cần phải biết mình muốn hỏi cái gì. Điều quan trọng là phải tìm cách đặt câu hỏi khéo. Một câu hỏi khéo là không bao giờ ép buộc

ngƣời đƣợc hỏi. Nó cầu xin một thiện chí.

2.2.3 Đặc trƣng phong cách nói

Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở phần Một số vấn đề về ngôn ngữ học, ngay trong phong cách nói, cũng có sự phân biệt giữa lời nói đƣợc chọn lọc, trau dồi và lời nói chƣa đƣợc chọn lọc kĩ và trau dồi cẩn thận. Trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, ngƣời dẫn luôn kết hợp các lớp từ ngữ của hai dạng này. Có nghĩa là, bên cạnh những lời dẫn, những câu hỏi đƣợc chuẩn bị trong kịch bản, ngƣời dẫn còn tùy vào tính ngẫu hứng của chƣơng trình để dụng ngôn. Lớp từ ngẫu phát này hầu nhƣ không đƣợc chuẩn bị trƣớc.

Mặc dù không đƣợc chuẩn bị trƣớc thì kiểu ngôn ngữ này không đƣợc phép là một thứ khẩu ngữ tự nhiên mang trong mình các yếu tố có tính chất suồng sã, tùy tiện (thậm chí thông tục). Cần hiểu rằng ngƣời dẫn chƣơng trình là một nhà báo đang sáng tác để hoàn thiện tác phẩm báo chí bằng ngôn ngữ nên không thể chấp nhận một cách sử dụng ngôn ngữ tùy tiện. Tuy nhiên, nếu biết khai thác những đặc trƣng của phong cách nói, cuộc trò chuyện sẽ mang lại hiệu quả cao.

2.2.3.1 Phương tiện ngữ âm

Ngữ âm là một phƣơng tiện của ngôn ngữ, đƣợc thể hiện qua giọng nói. Giọng nói rất quan trọng vì nó thể hiện một phần nào đó con ngƣời. Qua ngữ điệu, trọng âm, tốc độ lời nói… của giọng nói, có thể phân biệt ngƣời này với ngƣời khác. Ngƣời có giọng nói truyền cảm luôn tạo ấn tƣợng tốt đẹp cho ngƣời nghe. Trong phiếu điều tra của chúng tôi, giọng nói truyền cảm, lƣu lóat là yếu tố quan trọng thứ 4 sau ứng xử thông minh, biết khơi gợi, dẫn dắt câu chuyện và biết quan tâm đến ngƣời trò chuyện.

Với những ngƣời dẫn chƣơng trình, sở hữu một giọng nói tốt là sở hữu một vũ khí quan trọng. Và, vũ khí này cũng cần phải biết cách sử dụng.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 62)