hỗ trợ rất nhiều cho việc trình bày văn bản giàu nhịp điệu. Nhờ vào tính nhạc mà sắc thái tình cảm trong mỗi câu nói đƣợc ngƣời nghe cảm nhận khác nhau. Nội dung ngữ nghĩa cũng có thể thay đổi hoàn toàn nếu nhịp điệu ngôn ngữ thay đổi. Từ tốc độ nói, sẽ tạo ra nhịp điệu, lúc nhanh , lúc chậm, lúc trầm, lúc bổng, tác động đến sự cảm thụ của thính giả dể chịu hơn.
“Bây giờ trở lại với vấn đề buôn bán với nước ngoài. Chị Huỳnh Tiểu Hương đã không ngần ngại mà nói rằng là (xuống giọng, chậm rãi) chị không được đi học nhiều. Thế thì (lên giọng, nhịp nhanh hơn) khi buôn bán ở Việt Nam cũng đã khó rồi, chị một thân một mình đi qua nước ngoài rồi buôn bán làm ăn với người ta. Tính toán bằng giấy tờ thì cũng không rành rọt. Chữ của người ta, tiếng của người ta mình cũng không biết rồi làm sao chị sống sót ạ?”.
(Trò chuyện cuối tuần, HVT7, ngày 24/9/2006) Ngữ điệu của giọng nói cung cấp hơn 30% thông tin. Do đó, cách lên giọng, xuống giọng, nhấn nhá… trong lúc trò chuyện cần đƣợc ngƣời dẫn chú ý.
b.Tốc độ nói: Trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nói, thì tốc độ lời nói qui định nhiều đến sự thành công của buổi trò chuyện. Với tốc độ nói đều đều thì hiệu quả không cao, gây sự đơn điệu. Nói nhanh quá, ngƣời nghe sẽ tiếp thu không kịp, thông tin sẽ bị rơi vãi.
Theo khảo sát của chúng tôi về tốc độ nói của những ngƣời dẫn chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ có ấn tƣợng hiện nay trên VTV, 52% ý kiến cho rằng Tạ Bích Loan có tốc độ nói nhanh, 46.6% cho rằng nói vừa phải. Với Kim Ngân, 84,2% khán giả cho rằng có tốc độ nói vừa phải. Con số này với Mộng Hoài là 80.2%, Thanh Hạnh là 82.3%.
Qua khảo sát của chúng tôi trong các chƣơng trình, ở các lời dẫn mở đầu của ngƣời dẫn chƣơng trình, trong thời gian 26”, có một số kết quả nhƣ sau:
- Tạ Bích Loan (Ngƣời đƣơng thời): 143 từ/26”. Bình quân, mỗi giây chị nói 5,5 từ.
- Kim Ngân (Ngƣời xây tổ ấm): 103 từ/26”. Bình quân 3,9 từ/1”.
- Mộng Hoài (Những ƣớc mơ xanh): , 108 từ/ 26”. Bình quân 4,1 từ/1”. - Minh Nguyệt (Hội Nhập): 127 từ/26”, bình quân một giây nói 4,8 từ. - Thanh Lâm (Sự kiện và Bình Luận): 120 từ/26”, bình quân một giây nói
4,6 từ.
- Thanh Thúy (Cánh cửa mở rộng): 96 từ/26”. Bình quân một giây nói 3,7 từ.
- Hòai Nam (Diễn đàn văn học nghệ thuật): 110từ/26”. Bình quân một giây nói 4,2 từ.
Tính bình quân, với chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, tốc độ nói 4,4 từ/1” là vừa phải.
Biết sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ nhƣ ngữ âm để giao tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình trò chuyện. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ gây ra lỗi cho ngƣời dẫn. Nếu ngƣời dẫn không kiểm sóat, điều chỉnh đƣợc giọng nói của mình khi gặp những tình huống ngẫu phát, thì dễ dẫn đến bộc lộ những cảm xúc chủ quan. Có những tình huống không cho phép ngƣời dẫn thể hiện sự chủ quan đó.
2.2.3.2 Sử dụng từ ngữ đặc trưng
Giao tiếp hội thoại là môi trƣờng tồn tại của đơn vị từ vựng khẩu ngữ. Đặc điểm đầu tiên, nổi bật trong từ vựng khẩu ngữ là có giá trị biểu cảm cao. Chính ở đặc điểm giàu tính cảm xúc, mà tính cảm xúc thƣờng gắn với cá nhân nên có tính chất chủ quan và cƣờng điệu. Ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng xuyên phải khởi xƣớng và tham gia vào các cuộc đối thoại. Nếu khai thác tốt lớp từ này, sẽ góp phần tạo nên phong cách cho ngƣời dẫn. Khi tồn tại dƣới dạng đối thoại, ngôn ngữ nói có những đặc nét đặc trƣng thƣờng thấy sau đây:
a. Sử dụng nhiều tình thái từ với nhiều chức năng khác nhau:
-Để thể hiện mục đích phát ngôn, chủ yếu trong các câu hỏi: à, chứ, chăng, nhỉ, nhé, như thế nào?
-Thể hiện các dấu hiệu hòa hợp: biết không, thấy không, hiểu không, hiểu ý tớ chứ…
-Hay các dấu hiệu thỉnh đồng: nhỉ, chứ nhỉ, đúng không nào…
-Một trong những chiến lƣợc trò chuyện là sử dụng các yếu tố khích lệ tối thiểu đối với ngƣời nói. Các yếu tố này có thể là một từ, một ngữ, hay thậm chí một câu đƣợc dùng trong giao tiếp để biểu thị sự chăm chú, quan tâm, thích thú, chia sẻ, đồng cảm, ngạc nhiên (có thể thật lòng, có thể đãi bôi) với những điều khách mời, nhân vật đang trình bày. Ví dụ các từ: vậy à, thế cơ à, thật thế à, lại thế nữa sao, cũng có lý, lại còn thế nữa, đúng quá đi nữa, chí phải, còn phải nói,
ghê thật!…Đây đƣợc xem là những tín hiệu phản hồi với ngƣời đối thoại thông tin đã đƣợc tiếp nhận.