NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
3.4.3 Larry King
Là một trong những ngƣời dẫn chƣơng trình hàng đầu thế giới và là ngƣời góp phần làm nên thƣơng hiệu CNN, trong suốt gần 50 năm phỏng vấn, Larry King đã thực hiện trên 40.000 cuộc phỏng vấn, đƣợc gặp gỡ và đối thoại với nhiều nhân vật tên tuổi và nhận đƣợc hàng trăm giải thƣởng khác nhau cho sự nghiệp của ông.
Với Larry King Live, có một một ê-kíp nghiên cứu, họ phụ trách hẹn ngƣời định phỏng vấn và thời gian phỏng vấn và trao đổi lại với ông để ông nắm đƣợc nhân vật và bối cảnh phát thảo là tốt. Ông cho rằng hiểu biết nhiều về nhân vật là cần, nhƣng rất khó tiến hành thuận lợi vì hết đi yếu tố bất ngờ, làm giảm đi sự hứng thú trong lúc trò chuyện.
Bí quyết của Larry King khi phỏng vấn các khách mời trong chƣơng trình, lắng nghe là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo ông, khi lắng nghe sẽ giúp ngƣời dẫn có thể phản ứng lại tức thì những gì ngƣời khác nói. Sau đó thì có thể bày tỏ
quan điểm, ý kiến riêng của bạn, đặt câu hỏi về vấn đề đó. Vấn đề quan trọng hơn, nếu mình không biết lắng nghe ngƣời khác thì không ai nghe mình. Ông thừa nhận ông thành công trƣớc hết là nhờ biết lắng nghe.
Jim Bishop, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, vốn là người New York nhưng từng định cư rất lâu tại Miami. Một lần nọ Jim tâm sự với tôi rằng anh rất bực mình khi một số người gặp ai cũng hỏi “Khỏe không?” cho có lệ rồi chẳng thèm chú ý nghe câu trả lời. Jim kể anh đã từng thử nghiệm với một anh chàng đi đâu cũng “khỏe không?” kiểu này.
Một buổi sáng, như thường lệ, vừa nhác thấy bóng Jim là chàng ta hồ hởi: “Jim, khỏe không?”
-“Tôi mắc bệnh ung thư” –Jim nói. -“Tuyệt! Á, Jim này…”
- !!!
(Larry King)
Bàn về bí quyết thành công thành công của mình, Larry King nói: “Tôi suốt đời tò mò, đương nhiên không phải là sự hiếu kỳ về chuyện ai ngủ với ai, mà là tại sao người ta lại cảm thấy tò mò khi chuyện ấy xảy ra. Tại sao một người tài xế lái xe công cộng lại muốn làm mãi cái nghề lái xe có vẻ nhàm chán đó. Liệu anh ta có lạc thú gì không? Tôi cảm thấy hứng thú với những chuyện đại loại như vậy”. [29, tr.54-55]
Chính vì sự tò mò hiệu quả này mà nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra cho khách mời, ngắn gọn và xúc tích. Ví dụ một số chƣơng trình nhƣ phỏng vấn George Clooney, ngày 16/2/1006, Larry King đã dùng đến hơn 100 câu hỏi. Đa số là những câu hỏi ngắn. Ví dụ một đoạn trò chuyện với những câu hỏi Larry King đặt ra:
- Từ nào đứng đầu tiên trong từ “Syriana”? - Và bạn đã tăng ký trong suốt thời kỳ đó?
-Bạn đã làm điều đó như thế nào?
-Đó là khi bạn uống mạch nha, sữa lắc?
-Tại sao bạn đã quá mập như vậy?
-Phải không đó? Điều gì làm bạn thích thú khi bạn giảm ký rồi? - Bạn lại uống bia à?
- Bạn bị thương như thế nào? - …
(CNN Larry King Live, interview With George Clooney, ngày 16/2/2006) Hầu hết các câu hỏi mà Larry King đƣa ra đều gắn với ý ngƣời dẫn trả lời. Móc nối từ ý ngƣời trả lời để đƣa ra những câu hỏi mình cần. Chính vì vậy mà thông tin đƣa ra liên tục, nhiều cao trào. Rất ít khi chƣơng trình bị ngƣời dẫn chiếm diễn đàn nhiều. Trong chƣơng trình của ông, với thời lƣợng 50-60’/1 chƣơng trình, ông thƣờng sử dụng 80-120 câu hỏi. Ông cũng là ngƣời rất ít bình luận. Các phần mở đầu và lời kết thƣờng đơn giản, ngắn gọn, xúc tích.
Sự nhạy cảm linh hoạt khi đặt câu hỏi là bí quyết thứ hai của ông. Nêu ra một câu hỏi hay chƣa đủ, phải hỏi nhƣ thế nào đó để ngƣời nghe sẵn sàng bộc bạch câu trả lời chân thật nhất. Để ngƣời trả lời chân thật không chỉ đơn giản là là hỏi mà là cả một quá trình tạo niềm tin cho khách mời trong lúc trò chuyện.
Một trong những nguyên tắc cơ bản mà Larry King khuyên khi trò chuyện là:
-Sự chân thật
-Có thái độ và quan điểm đúng đắn.
-Sự cởi mở.
Đối với ông, sự chân thật là yếu tố ƣu tiên hàng đầu, nhất là trong lúc nói. Chúng ta chỉ có thể tự tin ở chính mình và tạo đƣợc lòng tin nơi ngƣời khác khi bạn chân thật. Nhƣng những lời chân thật ở đây là những lời chân thật cởi mở. Nó chỉ xuất phát khi chúng ta thật sự quan tâm đến ngƣời trò chuyện. Lary King nói, ai từng nói chuyện với ông chỉ trong vài phút đều biết ít nhất hai điều về ông, đó là ông đến từ Brooklyn và ông là ngƣời Do Thái. Có nghĩa là trong cuộc trò chuyện, phải “có qua có lại”. Ngƣời dẫn lấy thông tin từ khách mời thì cũng nên chia sẻ với khách mời những thông tin về mình ở một giới hạn nào đó. Cách chia sẻ này sẽ giúp tạo lòng tin cho ngƣời đƣợc giao lƣu.
Theo dõi những chƣơng trình của Larry King, các cử chỉ, điệu bộ của ông rất thoải mái. Tì tay lên bàn và chống tay lên cằm trở thành “phong cách” của ông. Khi không chống tay lên cằm thì ông vòng tay trƣớc ngực hoặc đan các ngón tay lại. Khoảng cách ngồi giữa ông và khách mời rất thoải mái và gần gũi. Điều này chúng tôi muốn nhấn mạnh, vì nhiều dẫn chƣơng trình ở nƣớc ta, cử chỉ, điệu bộ bị khóa cứng, ngồi quá nghiêm túc và xa cách với khách mời. Và nhƣ đã nói, chắc chắn ngôn ngữ sẽ khó thoát ra khỏi một cơ thể bị khóa cứng nhƣ thế.
Trong cách trò chuyện, Larry King cũng luôn nhắc đến sự tự tin. Với Larry King, “tự tin khi nói, có nghĩa là bạn đang tự tin trong cuộc sống”
3.3 TIỂU KẾT
Chúng tôi xin đƣợc kết chƣơng này bằng 10 bí quyết nhhằm xây dựng mối quan hệ tốt trong buổi trò chuyện của Malcolm Gray.
- Biết cách trò chuyện với mọi ngƣời. Không có gì quan trọng hơn và thú vị hơn là dùng những từ gây cƣời.
- Hãy biết gọi ngƣời ta bằng tên.
- Phải biết thân thiện và giúp đỡ mọi ngƣời và tƣởng tƣợng bạn nhƣ bạn của ngƣời ta và tỏ ra thân thiện.
- Phải biết thật sự quan tâm đến ngƣời khác. Những điều bạn nói và hành động cần thể hiện điều này.
- Hãy đặt tình huống mình là khán giả, nhƣ thế mới thực sự quan tâm đến mọi ngƣời.
- Hãy biết cổ vũ và hòa đồng với mọi ngƣời.
- Phải biết cảm xúc của ngƣời khác. Điều đó rất là quan trọng.
- Phải biết suy nghĩ, ý kiến của ngƣời khác là gì. Có ba mặt bạn có thể theo. Đó là cảm xúc của ngƣời dẫn, cảm xúc của nhân vật, cảm xúc của khán giả.
- Phải biết rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là điều ta làm là thực hiện cho ngƣời khác.
Nhân vật giao lƣu thuộc nhiều kiểu ngƣời trong xã hội, nhiều thành phần, vị trí xã hội, nghề nghiệp. Tất cả đều quan trọng. Nếu nhƣ anh chuyên phỏng vấn về các nhân vật, khách mời trong lĩnh vực nghệ thuật, chƣa chắc đƣa qua các chủ đề khác nhƣ môi trƣờng, y tế anh cũng dẫn tốt. Những lĩnh vực mình chƣa gắn bó, thông thuộc thì vấp váp là điều không thể tránh khỏi. Nói nhƣ vậy không phải là nếu ai dẫn ở lĩnh vực gì thì chuyên về lĩnh vực đó, tất cả các vấn đề của cuộc sống tƣởng rằng tách rời nhau nhƣng nó lại nằm trong một thể thống nhất và có sự giao thoa với nhau. Điều quan trọng, ngƣời dẫn chuẩn bị cho mình những kiến thức ở phần giao thoa ấy trƣớc. Nhƣ vậy, khi gặp vấn đề gì, cũng có thể xử lý đƣợc ở mức độ cho phép.
KẾT LUẬN
a. Trong cuộc thi ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2006, có gần một ngàn bạn trẻ chính thức nộp hồ sơ tham dự cuộc thi. Điều này cho thấy công việc dẫn chƣơng trình đang là tầm ngắm của nhiều ngƣời. Vai trò của ngƣời dẫn khi đứng trên sân khấu, trong trƣờng quay, trƣớc ống kính camera là không cần nói thêm, tuy nhiên, cũng chính ngƣời dẫn có tầm quan trọng nhƣ vậy mà việc đầu tƣ cho họ là rất cần thiết. Và dĩ nhiên, để làm nên một phong cách không thể thiếu đƣợc cách sử dụng ngôn ngữ.
Ai cũng biết tác phẩm truyền hình là sản phẩm của tập thể. Nhƣng khi lên sóng, chỉ còn lại một ngƣời đó là ngƣời dẫn chƣơng trình. Ấn tƣợng của chƣơng trình phụ thuộc rất nhiều và dung mạo, trang phục, giọng nói, sự hiểu biết cho đến phong cách thể hiện, khả năng diễn đạt…. Do đó, dẫn chƣơng trình luôn là đề tài của những câu chuyện có liên quan đến truyền hình, nó đƣợc ví nhƣ nghề làm dâu trăm họ.
Công việc của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình, nhƣ đã nói ở phần trên, có nhiều dạng. Nhƣng với một ngƣời dẫn “bay ra, bay vào”, cầm kịch bản chƣơng trình đọc ngấu nghiến trong thoáng chốc rồi bƣớc ra sân khấu nói những điều còn “chƣa nắm chắc”, chỉ dựa vào “thần khẩu” đã trở nên lỗi thời và cực kỳ nguy hiểm. Nhất là trong các chƣơng trình truyền hình trực tiếp, khi thời lƣợng bị khống chế và áp lực của khách mời khi nói dài, nói lạc đề.
Nhiều ngƣời nhìn nhận ở nƣớc ta hiện nay, đang thừa những MC chỉ giỏi hoạt náo, nói nhiều, nói nhanh, liếng thoắng, ít tri thức mà rất thiếu những ngƣời
dẫn chƣơng trình giàu trí tuệ, uyên bác, tạo nên đƣợc không khí sang trọng, sâu sắc ở những chƣơng trình cần hiệu quả này.
Điều đáng tiếc hiện nay là nhu cầu thì nhiều, vấn đề yếu kém của ngƣời dẫn bị khán giả phàn nàn không ít, nhƣng cũng cần nhìn vào sự thật là nghề dẫn chƣơng trình vẫn chƣa có trƣờng lớp đào tạo bài bản. Ở TP.HCM, chỉ có các khóa học ngắn hạn với dàn “giảng viên” là một số ngƣời dẫn đã thành danh trên đài Truyền hình.
Dẫn chƣơng trình luôn đòi hỏi năng khiếu. Tuy nhiên, nghề nào cũng bắt buộc phải học mới có thể làm tốt đƣợc. Anh không thể đặt một câu hỏi hay khi anh không biết rằng động từ “muốn” là không nên dùng vì nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp là không cho phép. Hoặc, những cử chỉ, hành động của anh, nếu không biết cách sử dụng, sẽ thể hiện thái độ thiếu tôn trọng. Nhất là những cử chỉ mang tính văn hóa, nét riêng của mỗi dân tộc, khi phải giao lƣu với khách là ngƣời nƣớc ngòai, thì càng hiểu nguyên tắc lịch sự. Ví dụ, cái gật đầu, đối với ngƣời Việt Nam là thể hiện sự đồng ý, nhƣng với ngƣời Bungari, họ chỉ gật đầu khi tỏ vẻ không đồng ý. Còn nhiều nữa những điều, những nguyên tắc chỉ có thể đƣợc đào tạo mới có đƣợc chứ không thể ở năng khiếu bẩm sinh mà có đƣợc. Đào tạo ở đây, có thể là ở trƣờng lớp, cũng có thể là tự ngƣời dẫn phải tìm tòi, học hỏi từ các kênh thông tin.
Phần nhiều, ngƣời dẫn chƣơng trình mới chỉ quan tâm đến việc nói năng sao cho trôi chảy, lƣu loát nhƣng chƣa chú trọng đến ngữ nghĩa từng lời, đến hàm lƣợng thông tin chuyển tải đến ngƣời nghe. Dĩ nhiên, khả năng nói lƣu loát là yếu tố bắt buộc, nhƣng đó là yêu cầu đƣơng nhiên, song chƣa đủ. MC cần phải có tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đƣợc đề cập trong chƣơng trình. Có tri thức rồi, MC rất cần biết nghệ thuật ứng xử. Đối tƣợng ứng xử của họ là ngƣời trong cuộc (khách mời đang giao lƣu) và
công chúng. Ứng xử ở đây chủ yếu là cách đặt câu hỏi. Không ít ngƣời dẫn đặt những câu hỏi ngây ngô, thiếu tế nhị khiến ngƣời giao lƣu khó trả lời, thậm chí khó chịu.
Ngôn ngữ của ngƣời dẫn là nói. Nói ở đây là nói trƣớc công chúng. Để nói ra đƣợc, suy nghĩ phải nối kết, tập hợp đƣợc ý; lý lẽ phải tính toán, cân nhắc ý. Kết hợp giữa suy nghĩ và lý lẽ mới nói đƣợc kết quả. Cách ăn nói luôn là mối quan tâm có từ xa xƣa, khi thuật hùng biện đòi hỏi. Nó là cách diễn tả những ý kiến ta đã tìm thấy và sắp xếp ngăn nắp trong trí não.
Về vấn đề ngƣời dẫn, có những điều chúng tôi cần chia sẻ:
Thứ nhất, cần có trƣờng lớp đào tạo. Nhìn chung ngƣời dẫn chƣơng trình hiện nay chƣa có tính chuyên nghiệp. Nghề dẫn chƣơng trình ở nƣớc ta vừa tự phát vừa dựa vào năng khiếu mỗi ngƣời, chƣa đƣợc rèn luyện. Điều này đặt ra giải pháp đào tạo. Từ đó, đặt ra những tiêu chí cần phải thỏa mãn trƣớc khi trở thành ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình.
Thứ hai, những ngƣời dẫn có kinh nghiệm nên tham gia dẫn nhiều hơn trong các chƣơng trình truyền hình. Hiện nay, có một vấn đề là một số nhà báo, những ngƣời dẫn chƣơng trình hay, lão luyện thƣờng “lui vào hậu trƣờng”. Có nhiều lý do, nhƣng một trong những lý do là “nhƣờng chỗ cho lớp trẻ”. Đây là quan niệm sai lầm. Theo dõi các kênh truyền hình nƣớc ngoài, những ngƣời dẫn nổi tiếng đều là những ngƣời lớn tuổi. Trên thực tế, nhiều chƣơng trình đứng đƣợc là nhờ vào tài năng của những ngƣời dẫn chƣơng trình nhƣ vậy. Ví dụ nhƣ Larry King của CNN, với gần 50 năm trong nghề MC với logo và thƣơng hiệu tên riêng của ông. Kinh nghiệm và những trải nghiệm, những kiến thức có đƣợc là tài sản lớn nhất giúp cho ngƣời dẫn thành công.
b.Ngƣời dẫn chƣơng trình, đƣợc xem nhƣ linh hồn của các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ. Đó là ngƣời có thể am hiểu những lĩnh vực mà khách mời bàn
tới, lại vừa có khả năng biểu cảm, hóm hỉnh để tung hứng cho bầu không khí sôi động, hấp dẫn.
Đối với nhóm chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, nhờ thế mạnh ở tính chân thực, sống động, nhanh nhạy và theo sát đời sống, nhóm giao lƣu-gặp gỡ truyền hình đang thể hiện đƣợc sức hấp dẫn của mình khi thông tin đến khán giả với cách làm truyền hình hiện đại. Thành công và sức hấp dẫn của chƣơng trình phần lớn đƣợc đánh giá qua tính trí tuệ trong sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện, đặt câu hỏi. Phong cách của ngƣời làm báo luôn thể hiện đƣợc vai trò của mình ở năng lực vận dụng ngôn ngữ. Năng lực này qui định rất lớn việc nâng cao chất lƣợng chƣơng trình. Do đó, một ngƣời dẫn giàu kinh nghiệm, có kiến thức là một lựa chọn thích hợp cho chƣơng trình.
Tuy nhiên, phần lớn những chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ hiện nay chƣa thật sự hấp dẫn và chƣa đƣợc đầu tƣ để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
Điều dễ nhận thấy là giờ phát sóng. Hiện nay, trên các đài vẫn chƣa đánh giá cao các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ, những giờ vàng hầu hết đều dành cho các chƣơng trình trò chơi. Theo số liệu điều tra, thì các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ chỉ xem vào buổi tối (chiếm 81,3%). Nhƣng giờ vàng của buổi tối thƣờng không phải là đất của các chƣơng trình giao lƣu. Do đó, ảnh hƣởng nhiều đến mức độ xem chƣơng trình.
23.1 62.3 13.2 1.4 0 10 20 30 40 50 60 70 Thuong xuyen Thinh thoang
Rat it Khong xem
Series1
Bảng 3.2: MỨC ĐỘ XEM CÁC CHƢƠNG TRÌNH GIAO LƢU-GẶP GỠ
Theo phiếu điều tra thì các chƣơng trình hiện nay chỉ tƣơng đối hấp dẫn. So với các chƣơng trình khác thì nhìn về mặt bằng chung, khán giả xem không nhiều. Chủ yếu coi một số chƣơng trình nổi trội nhƣ Ngƣời đƣơng thời.
8%
61%28% 28%
3%
Rat hap dan kha hap dan Binh thuong Chua hap dan
Bảng 3.3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC
CHƢƠNG TRÌNH GIAO LƢU-GẶP GỠ HIỆN NAY
Một trong những lý do để khán giả chƣa thích là ngƣời dẫn chƣa phù hợp.