VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU GẶP GỠ TRUYỀN HÌNH

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 39)

2.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP 2.1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ học 2.1.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ học

“Khởi thủy có Ngôn ngữ” là câu của thánh Jean mở đầu Kinh Thánh. Khởi thủy đã có lời nói, là lời nói của riêng con ngƣời. “Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động”, chính ngôn ngữ đã giải phóng cho con ngƣời trong quá trình tiến hóa của mình.

Xét về bản chất, ngôn ngữ trƣớc hết là một “hiện tƣợng xã hội”, nhƣng là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ hình thành và phát triển trong xã hội loài ngƣời là do ý muốn và nhu cầu giao tiếp giữa con ngƣời với nhau trong quá trình sống, tồn tại và phát triển. Trong quá trình trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết lẫn nhau, con ngƣời đã sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất, hiệu quả nhất, và đây cũng là chức năng quan trọng hàng đầu của ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ, con ngƣời xích lại gần nhau hơn, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời.

Bên cạnh chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có một chức năng quan trọng nữa là phản ánh. Tƣ duy của con ngƣời – sự phản ánh của thế giới khách quan xung quanh, chủ yếu đƣợc tiến hành, đƣợc con ngƣời thực hiện dƣới hình thức của ngôn ngữ. C.Mác từng nói: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”. Và không chỉ ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phƣơng tiện vật chất để thể hiện tƣ duy mà còn là công cụ của hoạt động tƣ duy, nó trực tiếp tham gia vào quá

trình hình thành và phát triển tƣ duy của con ngƣời. “Nếu ngôn ngữ không có tư tưởng thì không thể tồn tại, còn tư tưởng thì phải thể hiện trong cái chất tự nhiên của ngôn ngữ”.

Trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài ngƣời, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thông tin đƣợc tàng trữ và lƣu hành dƣới dạng ngôn ngữ. Đây là cả một quá trình con ngƣời sử dụng vốn tri thức, sự hiểu biết nhất định về thế giới quanh mình để tiến hành các hoạt động tƣ duy, trí tuệ. Nhờ ngôn ngữ, bất chấp thời gian, không gian, từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác đều có thể đón nhận những tri thức, sự hiểu biết.

Có thể hiểu “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác”.[12, tr.5]

Trong giao tiếp, lời nói (kể cả dạng nói lẫn dạng viết) là hình thức thể hiện của ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng chứng tỏ khả năng của mình trong các lời nói ra.

Ở đây cũng cần phân biệt ngôn ngữ với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp và phát triển tƣ duy của con ngƣời với những hiện tƣợng khác cũng đƣợc gọi là ngôn ngữ. Chẳng hạn chúng ta vẫn thƣờng nói “ngôn ngữ âm nhạc”, “ngôn ngữ điện ảnh”, “ngôn ngữ truyền hình”, “ngôn ngữ hội họa”,v.v… Với những trƣờng hợp này, ngôn ngữ đƣợc hiểu nhƣ là phƣơng tiện để diễn tả, truyền đạt. Ví dụ, đối với “ngôn ngữ âm nhạc”, đó là những âm thanh với những giai điệu, tiết tấu khác nhau; đối với “ngôn ngữ truyền hình”, đó là hình ảnh, âm thanh (lời bình, tiếng động, âm nhạc), v.v….

Những tri thức về ngôn ngữ mà luận văn này đề cập đến là ngôn ngữ học, ngôn ngữ mà ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình – nhà báo dùng lời nói ở dạng nói để thể hiện và sử dụng nhƣ một công cụ nghề nghiệp.

2.1.2 Bộ phận cấu thành ngôn ngữ

Ngôn ngữ đƣợc cấu thành bởi ba bộ phận là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong kết cấu ngôn ngữ, từ vựng là đơn vị cho biết về nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên các sự vật, hiện tƣợng; còn ngữ âm đƣợc xem là chất liệu biểu hiện ngôn ngữ vì nó trực tiếp đƣợc lĩnh hội bởi giác quan của con ngƣời. Ngữ pháp đƣợc xem là yếu tố gián tiếp, nó liên hệ với thực tế thông qua từ vựng và chỉ lĩnh hội đƣợc thông qua ngữ âm. Vì vậy, ngữ pháp chiếm vị trí trung tâm trong kết cấu ngôn ngữ.

2.1.2.1 Ngữ âm

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, tức là có hai mặt: mặt biểu hiện là âm thanh và mặt đƣợc biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dung nhất định nào đó. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, ngay từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dƣới hình thức âm thanh. Con ngƣời giao tiếp với nhau chính là nhờ ở hình thức này. Do đó, nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh, hay còn gọi là ngữ âm, đó là “cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ”.

Ngữ âm đƣợc bao gồm bởi hệ thống âm tiết, hay còn gọi là tiếng. Trong dạng nói tiếng Việt, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng đƣợc thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, đƣợc tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt. Chính nhờ yếu tố này mà âm tiết tiếng Việt thƣờng không bị nhƣợc hóa hay mất đi trong khi nói.

Mỗi âm tiết trong tiếng Việt, đƣợc cấu tạo bởi những âm tố - đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và âm vị. Chính ở đặc điểm này cho phép ngôn ngữ có những ngữ điệu, trọng âm và thanh điệu.

Ngữ điệu là “sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu”. Đây là phƣơng tiện phân loại lời nói. Qua ngữ điệu, ngƣời nghe có thể biết đƣợc câu nói thuộc loại gì: trần thuật, nghi

vấn hay mệnh lệnh… Ngữ điệu có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Qua ngữ điệu, ngƣời nghe có thể biết đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời nói nhƣ phẫn nộ, yêu thƣơng, chế giễu, vui vẻ, buồn phiền… Trong Tiếng Việt, ngữ điệu thƣờng đƣợc sử dụng đồng thời với những từ tình thái nhƣ à, ƣ, nhỉ, nhé… Đây là cách nâng cao hiệu quả giao tiếp nếu sử dụng tốt các phƣơng tiện này.

Trọng âm: Là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng những phƣơng tiện ngữ điệu nhất định. Sự nêu bật đƣợc tiến hành bằng cách nhấn mạnh âm tiết.

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.

Ta có thể hiểu ngữ điệu là đặc trƣng của câu, trọng âm là đặc trƣng của từ và thanh điệu là đặc trƣng của âm tiết.

2.1.2.2 Từ vựng

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [4, tr.137]. Từ đƣợc xem là đơn vị cơ bản của từ vựng.

Căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ, có thể chia ra hai nhóm từ vựng: từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ (từ địa phƣơng, tiếng lóng, tiếng lóng, từ nghề nghiệp và thuật ngữ).

Các lớp từ ngữ đƣợc con ngƣời sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp thƣờng đƣợc phân lớp theo phong cách sử dụng là phong cách nói hay còn gọi là phong cách khẩu ngữ và phong cách viết (phong cách sách vở). Đây chỉ là cách phân chia mang tính tƣơng đối. Theo tiến sĩ Vũ Đức Nghiệu, ngay trong phong cách nói cũng đã có sự phân biệt giữa lời nói đƣợc chọn lọc, trau dồi (ví dụ nhƣ lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu chính thức có chuẩn bị sẵn…) với lời nói

chƣa đƣợc chọn lọc kĩ và trau dồi cẩn thận (ví dụ nhƣ trong nói năng thân mật thông thƣờng hàng ngày, thậm chí có thể chấp nhận cả tính chất thông tục trong đó). Theo đó, loại thứ nhất ở đây nhích gần về phía ngôn ngữ thuộc phong cách viết hơn, còn loại thứ hai, từ bản chất của nó, đƣợc gọi đích danh là khẩu ngữ.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 39)