Nghệ thuật làm vừa lòng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 106)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

3.3.4Nghệ thuật làm vừa lòng

Thông minh thuần túy không đủ làm vừa lòng công chúng. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Có duyên: Không công thức thần bí nào giúp ta có duyên cả. Nó là một hiện tƣợng sâu xa và thân mật, tùy thuộc vào nhân cách con ngƣời. Một khuôn mặt dù không đẹp đẽ hay không có nét đều đặn vẫn có thể có duyên. Nhƣ Tạ Bích Loan, trong phiếu điều tra, nhiều ngƣời đã nhận định chị là ngƣời có duyên. Và cho rằng chị có duyên ở vầng trán, nụ cƣời thƣờng trực trên môi…

Cười. Mỉm cười và ánh mắt quyến rũ

Trong chƣơng hai, chúng tôi đã bàn về nụ cƣời trong giao tiếp, đó là thứ ngôn ngữ không lời hết sức cần thiết. Và ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh là ngôn ngữ không lời này ở dạng làm hài lòng ngƣời trò chuyện, đƣợc xem nhƣ bí quyết, nghệ thuật chinh phục ngƣời trò chuyện.

Mỉm cười, là tiếng cười đã được nhuộm màu, là sắc màu vừa phải, là nắng ấm của cách ứng xử”. Nụ cƣời là biểu lộ của vẻ thƣ thái, biểu lộ của sự ngạc nhiên dễ chịu, sự hài lòng nội tâm. Đặc tính của nụ cƣời quyến rũ là thành thật và tự nhiên. “Tiếng cười là đặc tính của con người”. Điều này xin đƣợc nhấn mạnh vì trong phiếu điều tra của chúng tôi, những ấn tƣợng riêng của Tạ Bích Loan là nụ cƣời chân thật, đã tạo nên nét duyên, tạo nên phong cách riêng của chị.

Ánh mắt: Có thể nói rằng tất cả những mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời đều dựa trên cơ sở trao đổi những ánh mắt, đó là những thông điệp của sự hiểu biết, thông cảm, chia sẻ, yêu thƣơng, đồng ý, giận hờn…Một nguyên tắc duy nhất là không có cái nhìn lẩn trốn cũng không nhìn quá chòng chọc, đó phải là cái nhìn ấm áp, tạo sự tin tƣởng cho khách mời làm vừa lòng ngƣời trò chuyện với mình.

Marc Lequenne, đã tóm lại nguyên tắc chính và nguyên tắc thứ nhất khi trò chuyện với ngƣời khác là “làm vừa lòng và làm cảm động. Tất cả mọi nguyên tắc khác được đặt ra chỉ để tạo điều kiện đi đến nguyên tắc thứ nhất này”.

Trong nghệ thuật làm vừa lòng ngƣời trò chuyện với mình, có nhiều ý kiến cho rằng, ngƣời dẫn có cần diễn không? Để giữ đƣợc cảm xúc trong suốt buổi trò chuyện, có cần diễn để tạo hứng khởi cho ngƣời đối thoại? Trên đời này không có hai ngƣời nào y hệt nhau về tính chất, về văn hóa, về cách mà quá khứ và lịch sử cá nhân đã nhào nặn ra họ. Nếu biết cách khai thác, mỗi nhân vật đều

là một câu chuyện hấp dẫn. Để cho mình cuốn vào câu chuyện, không thờ ơ, ngoài cuộc thì làm sao ngƣời dẫn có thời gian để nghĩ đến chuyện diễn xuất cảm xúc của mình.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 106)