Ngƣời dẫn bình luận, đánh giá phần trả lời của khách mờ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 79)

b. Có nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược: thể hiện rõ nét nhất phong cách của ngôn ngữ nói Nhất là khi lời nói của ngƣời dẫn mang tính ngẫu phát thì hiện

2.3.2 Ngƣời dẫn bình luận, đánh giá phần trả lời của khách mờ

Đây cũng là vấn đề dễ gây nên sự thiếu tế nhị, không lịch sự trong quá trình giao tiếp. Sau đây là bảng kết quả mà qua khảo sát của chúng tôi thu thập đƣợc về ý kiến của khán giả.

18.7 49.1 49.1 22.9 9.3 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

Hoan toan chap nhan duoc

Cung co the chap nhan duoc

Khong chap nhan duoc

Hoan toan khong the chap nhan

duoc

Bảng 2.3: NGƢỜI DẪN BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ PHẦN TRẢ LỜI

Với yếu tố này thì vấn đề khán giả chấp nhận có vẻ dễ dàng hơn. Nhƣng đòi hỏi ngƣời dẫn phải bình luận với sự hiểu biết của mình chứ không phải “nói nhăng nói cuội để chứng tỏ”. Theo khán giả, bình luận là một trong những cơ hội tốt nhất để ngƣời dẫn thể hiện mình. Bình luận cũng giúp khán giả có thêm thông tin xung quanh cuộc trò chuyện và hiểu rõ hơn về phần trả lời của khách mời. Điều này cũng góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn cho câu trả lời của khách mời. Bình luận cũng sẽ làm cho câu chuyện trở nên sôi nổi hơn, tạo không khí mới cho cuộc giao lƣu. Ở những tình huống có thể thì ngƣời dẫn nên có những bình luận dí dỏm, hài hƣớc. Nhƣ thế, cuộc thoại sẽ trở nên tự nhiên, gần gũi. Nếu bình luận không ảnh hƣởng, không xúc phạm đến khách mời thì sẽ

khích lệ cho khách mời tự tin hơn. Bình luận cũng là cách để ngƣời dẫn có thể kết nối sự kiện.

Với những ý kiến chấp nhận cho ngƣời dẫn bình luận thì thƣờng kèm theo yêu cầu là cần phải bình luận ngắn, hay và chân thật. Phải tôn trọng khách mời.

Tuy nhiên, có khán giả cho rằng “người dẫn hãy khai thác thông tin, còn bình luận, hãy để công việc này cho người xem chương trình”. Ngƣời dẫn không nên bình luận, nên có tiếng nói khách quan. Ngƣời dẫn phải có thái độ trung hòa vì bình luận luôn thể hiện ý chủ quan của nhà báo. Nhiều ý kiến cho rằng đây là hành vi thiếu tôn trọng khách mời và thiếu lịch sự.

Với chúng tôi, ngƣời dẫn là nhà báo, thì những vấn đề cần bình luận phải bình luận. Bình luận thêm sau ý kiến phát biểu của khách mời sẽ rất tốt để cho câu chuyện trở nên hay hơn. Bình luận ở đây đòi hỏi bản lĩnh, sự hiểu biết của nhà báo về lĩnh vực đang giao lƣu. Nếu cảm thấy mình hiểu biết về điều này thì cần bình luận thêm. Nếu không thì bỏ qua. Thực tế cho thấy, một ngƣời dẫn non kinh nghiệm thì vấn đề bình luận hầu nhƣ rất hạn chế. Cũng có những ngƣời dẫn bình luận rất vô duyên và chẳng ăn nhập vào đâu. Vì sợ mình ngồi nhƣ phỗng mà thỉnh thoảng thêm vào những câu không đáng thì rất buồn cƣời. Ngoài ra, cũng tùy vào từng nhóm chƣơng trình mà có những bình luận thích hợp.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 79)