KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH 3.2.1 Tạ Bích Loan

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 108)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

3.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH 3.2.1 Tạ Bích Loan

3.2.1 Tạ Bích Loan

Theo phiếu điều tra, trong các chƣơng trình giao lƣu -gặp gỡ hiện nay, Ngƣời đƣơng thời là chƣơng trình có phiếu điểm cao nhất (điểm trung bình là 8,2 –xem thêm phụ lục) và Tạ Bích Loan là ngƣời dẫn đƣợc yêu thích nhất.

Trong bốn ngƣời dẫn đƣợc hỏi trong bảng hỏi thì 75.8% khán giả cho rằng Tạ Bích Loan có cách đặt câu hỏi hay. Với con số này thì Kim Ngân là 40.7%, Mộng Hoài 33.1%, Thanh Hạnh là 37.6%. Con số này minh chứng rõ ràng, việc sử dụng nhiều câu hỏi trong quá trình giao lƣu luôn mang lại hiệu quả cao. Nhƣ đã nói, qua khảo sát các chƣơng trình thì Tạ Bích Loan là ngƣời sử dụng câu hỏi nhiều nhất.

Tạ Bích Loan thƣờng tổ chức các câu hỏi có móc nối, có mục đích rõ ràng, cụ thể, trực tiếp. Có thể chạm vào nỗi đau, nhƣng chị đã thể hiện đƣợc một thái độ chia sẻ, thông cảm. “Chọn cách nói đơn giản nhất, thấm thía nhất, đừng cầu kỳ văn hoa vì điều đó sẽ biến mình thành người khác”! Chị nói là chị thích những cách đến đích bằng con đƣờng “zic-zắc”. Một vấn đề thƣờng đƣợc chị chặt nhỏ ra thành nhiều câu hỏi chứ không sử dụng một “câu hỏi vĩ đại” để nhân vật có thể chiếm diễn đàn. (Xem thêm phụ lục)

Trong xử lý tình huống khi trò chuyện, Tạ Bích Loan cũng là ngƣời đƣợc đánh giá cao nhất, với 95.4%. Kim Ngân là 87.4%, Mộng Hoài 84,2%, Thanh Hạnh 88.2%.

Ở Tạ Bích Loan, trong phong cách giao tiếp, cũng đƣợc đánh giá cao nhất, với 97% khán giả cho rằng chị có phong cách tự nhiên, có thiện cảm. Con số này ở Kim Ngân là 90%, Mộng Hoài là 87%, Thanh Hạnh là 90.3%. Xem các chƣơng trình của chị, điều này thể hiện rất rõ ở hành vi ngôn ngữ không lời. Ánh mắt, nụ cƣời gần gũi và tỏ vẻ quan tâm nhiều đến nhân vật.

Một chi tiết khá quan trọng là khi trò chuyện, Tạ Bích Loan để tay lên bàn thƣờng xuyên. Hay có những cử chỉ khác thể hiện chị đang ở trạng thái “nhập cuộc”. Ví dụ nhƣ hay đan tay lại, vuốt ngón cái hay xoay xoay cây bút cầm tay hoặc huơ tay khi nói. Với cách ngồi này, tạo cho khách mời sự gần hơn về khoảng cách nhƣng điều quan trọng là thể hiện sự quan tâm chú ý của ngƣời

dẫn. Điều đáng nói là rất ít ngƣời dẫn thể hiện sự nhập tâm nhƣ vậy. Nhiều ngƣời dẫn luôn luôn ngồi nghiêm túc trên ghế, tay để trên đùi. Rất ít khi họat động. Khi hỏi chân tay không động đậy, thỉnh thoảng cầm kịch bản lên xem và sau đó cứ ngồi im. Đến khi khách mời nói hết thì đặt một câu hỏi khác, xong lại ngồi im. Cơ thể cứng đơ. Ngôn ngữ cơ thể vì thế không thể bộc lộ hết sức mạnh của nó. Đây là phong cách không thể hiện đƣợc sự tự nhiên của ngƣời dẫn trong quá trình giao lƣu. Sự không tự nhiên này còn phụ thuộc vào sự tự tin của từng ngƣời.

Tạ Bích Loan cũng là ngƣời nhận đƣợc nhiều ý kiến trả lời ấn tƣợng riêng về chị (104 phiếu, Kim Ngân 59, Mộng Hoài 48, Thanh Hạnh 35 phiếu). Ấn tƣợng về chị là kiến thức rộng, thông minh, dí dỏm hài hƣớc, gần gũi, cởi mở, biết khơi gợi dẫn dắt câu chuyện. “Một MC rất thành công, một phụ nữ thông minh và thiện cảm”, “chững chạc, khiêm tốn”. Đặc biệt, nhiều ngƣời ấn tƣợng về vầng trán và nụ cƣời của chị. “Nụ cười của chị đi vào lòng người, thể hiện sự thân thiện”. Nhiều ngƣời góp ý rằng chị nói nhanh, nhƣng có khán giả lại cho rằng “Nói nhanh là đặc điểm đáng yêu của chị, nhanh nhạy, sắc sảo”.

Nói về sự chân thật, phải kể đến ngƣời dẫn chƣơng trình Tạ Bích Loan, sự chân thật ở chị toát lên trên nét mặt, sự gần gũi trong khi gặp, trò chuyện với nhân vật. Nhƣ trong chƣơng trình Gặp gỡ những chiến sĩ đảo Nam Yết, phát sóng ngày 17/4/2005. Khi nói về những tiếng gà gáy, những tiếng gà con chiêm chiếp trên đảo làm chị ngạc nhiên và xúc động nhƣ đang ở trong đất liền. Chị đã thể hiện một gƣơng mặt rất thật và chân tình. Hay nhƣ trong chƣơng trình Nhật ký Đặng Thùy Trầm, phát sóng ngày 21/8/2006, chị đã khóc suốt buổi giao lƣu.

Mặc dù nhƣợc điểm là nói nhanh, không làm chủ đƣợc giọng nói của mình lắm, nhƣng khán giả chấp nhận đƣợc “chính ở tình cảm thật trong giọng nói đấy”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chị chú ý nhiều hơn đến trang phục. Khi làm chƣơng trình, điều quan tâm nhất của Tạ Bích Loan là “khai thác tối đa những chất liệu sẵn có. Câu hỏi hàng đầu là lấy cái gì để chinh phục, để thu hút khán giả vào màn hình? Chúng ta chuẩn bị đề tài thật kỹ chưa? Có thật sống với nhân vật chưa? Có say mê với đề tài không? Có đầu tư đúng tầm của đề tài không? Có đủ thời gian không?…Nếu tất cả được trả lời là “có” thì tôi nghĩ không lý do gì không thành công cả”.

Với Tạ Bích Loan yếu tố tự tin luôn là chìa khóa giúp cho ngƣời dẫn thành công. “Phải thật tự tin, có như vậy khán giả mới tin những gì mình nói”.

3.4.2 Kim Ngân

Trong phiếu điều tra, Kim Ngân luôn đứng sau Tạ Bích Loan về các yếu tố tạo ấn tƣợng. Trong đó, nổi bật nhất là ấn tƣợng của khán giả về giọng nói của chị: “Có giọng nói dễ nghe, lưu loát”. Chị cũng là ngƣời đƣợc xem là có “Phong cách gần gũi, mộc mạc”. Cũng nhƣ Tạ Bích Loan, khán giả góp ý về trang phục và kiểu tóc.

Trong một chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ, theo Kim Ngân, ngƣời dẫn nên nói ít và cố gắng khơi gợi, giúp nhân vật đi đúng hƣớng câu chuyện mà chƣơng trình muốn đem tới cho khán giả. Làm sao giúp cho nhân vật đƣợc tự do bộc lộ cảm xúc, đƣợc khích lệ nói cụ thể, kỹ lƣỡng về câu chuyện, về vấn đề mà chƣơng trình nêu. Có lẽ từ quan điểm này mà những câu hỏi của chị luôn ngắn gọn, lời mở đầu hay các lời dẫn nối khác đều ngắn. Thƣờng không bao giờ quá một phút cho lời mở đầu. Trung bình khoảng 30”-40” cho lời mở đầu và kết thúc.

Trong vấn đề kịch bản, Kim Ngân ít khi làm kịch bản chi tiết. Bởi chị thích tính ngẫu hứng và luôn muốn câu chuyện phát triển theo một cách tự nhiên nhất, để lấy đƣợc cảm xúc thật của nhân vật. Theo chị, làm kịch bản chi tiết cũng tốt,

nhƣng rất dễ bị sa vào một khuôn cứng nhắc, nhân vật bị gò vào kịch bản của ngƣời dẫn, mất tự nhiên và ít khi sinh động. Tuy nhiên, đƣờng dây kịch bản là rất quan trọng vì nó giúp MC hệ thống hóa đƣợc vấn đề, không bị sa vào lan man, ra ngòai lề câu chuyện mà mình định nói. Kịch bản chi tiết đến từng phần định nói của chƣơng trình thì đƣợc, chị ví dụ:

- Phần 1: Lý do họ đến với nhau - Phần 2: Tai họa xẩy đến

- Phần 3: Vƣợt qua tai họa - Phần 4: Hạnh phúc nở hoa

Chị cho rằng, nếu chỉ có 4 phần sơ lƣợc nhƣ vậy, yếu tố ngẫu hứng sẽ nhiều hơn. Có thể bỏ sót vài chi tiết hay của nhân vật, nhƣng bù lại, mạch câu chuyện sẽ rất tự nhiên.

Điều này khác hẵn với dẫn chƣơng trình Mộng Hoài, chị cho rằng “kịch bản càng chi tiết càng tốt. Chi tiết từ câu hỏi đến ý trả lời của người đối thoại”.

Điều quan tâm nhất trƣớc buổi giao lƣu đối với Kim Ngân đó là, bằng mọi giá phải làm cho nhân vật thật sự yên tâm khi ngồi cùng với mình trên sân khấu, làm sao cho họ cảm thấy mình thực sự chia sẻ, thực sự là ngƣời thân thiết của họ rồi.

Theo chị, một ngƣời dẫn các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ cần:

-Nhạy cảm trong phát hiện đề tài: Phải chắc rằng đề tài ấy là của chƣơng trình và chắc chắn mình sẽ làm tốt.

-Trò chuyện với nhân vật (đôi khi không cần thật kỹ, thật cụ thể) nhƣng phải chắc rằng: mình và nhân vật đã thực sự hiểu nhau và cùng cần đƣợc chia sẻ. -Có sự ủng hộ của dƣ luận xã hội (đó là khán giả trƣờng quay) về vấn đề đang dẫn.

-Bí mật cất riêng cho mình một số vũ khí: chộp lấy một chi tiết lạ, dù nhỏ, trong khi trò chuyện trƣớc giao lƣu với nhân vật, để làm điểm nhấn, khai thác đột ngột, sâu trong giao lƣu để lấy cảm xúc thật của nhân vật.

Kim Ngân chia sẻ bí quyết để chị dẫn tốt là: -Tâm huyết với đề tài

-Hiểu nhân vật

- Tìm đƣợc một số tình tiết hay, lạ, đột xuất trong câu chuyện -Thoát ly khỏi kịch bản, giấy tờ

-Mặc những bộ trang phục đã quen thuộc

Với Kim Ngân, khán giả nhìn thấy chị với phong cách nhẹ nhàng, biết lắng nghe. Tuy nhiên, ít khi sử dụng cử chỉ, hành động, điệu bộ nên trông chị có vẻ chƣa thật sự gần gũi với nhân vật.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)