KHỞI ĐẦU CÂU CHUYỆN

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 95)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

3.1KHỞI ĐẦU CÂU CHUYỆN

Các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định rằng trong cuộc gặp gỡ giữa những ngƣời chƣa hề quen biết nhau, bốn phút nói chuyện đầu tiên sẽ quyết định toàn bộ cuộc trao đổi tiếp theo. Do đó, nhiệm vụ của ngƣời dẫn ở giai đoạn này là cố gắng giải tỏa sự căng thẳng và lo lắng thƣờng xảy ra trong mỗi cuộc gặp. Trong bài phỏng vấn sâu với dẫn chƣơng trình Mộng Hoài, điều chị quan tâm nhất trƣớc khi giao lƣu là tạo sự bình tĩnh, thoải mái cho khách mời của mình. Trƣớc khi ghi hình và bắt đầu ghi hình, chị cũng luôn dành khoảng thời gian cho khách mời làm quen với MC và quen với khung cảnh nơi họ sẽ có mặt để trò chuyện.

Các chƣơng trình giao lƣu-gặp gỡ là một cuộc trò chuyện kéo dài, do đó, bƣớc khởi động hết sức quan trọng. Là ngƣời dẫn chƣơng trình nhạy cảm thì ở lần tiếp xúc đầu tiên có thể biết rõ ngƣời đối thoại là nhân vật ra sao: nhẹ nhàng, cởi mở, dễ gần hay khó tính, kín đáo, che đậy thông tin. Điều này sẽ quyết định ngƣời dẫn nên đặt câu hỏi đầu tiên nhƣ thế nào. Đó có thể là những câu hỏi trực tiếp đi vào vấn đề, hoặc là những câu hỏi chỉ để xã giao, làm quen. Các nhà báo có kinh nghiệm khuyên là hãy chọn những đề tài trung tính và đặt câu hỏi. Chủ đề có thể là thời tiết hoặc là điều mà nhân vật quan tâm nhƣ sở thích. Kết quả của những câu hỏi ở phần khởi động này là nhịp cầu nối cho những phần tiếp theo.

Larry King, người được coi là có biệt tài trong việc khai thác thông tin từ người đối thoại và dẫn dắt vấn đề. Phong cách của ông lịch thiệp, vô tư nhưng lại đưa ra được những câu hỏi bất ngờ, hấp dẫn nhất trong cuộc nói chuyện. Như tình huống ông kể khi trò chuyện với diễn viên R.Metream:

-Larry King: Hợp tác với đạo diễn nổi tiếng như John Houston, ông cảm giác như thế nào?

-Metream: Như những người khác!

-Larry King: Ông có xem những bộ phim mà mình đóng không? -Metream: Không xem!

-Larry King: Ông đánh giá nghệ thuật biểu diễn của Anne Basineaux như thế nào?

-Metream: Tôi chưa hề gặp anh ta!

Đến lúc này, Larry King không biết tính sao. Những câu hỏi nhà Đài quan tâm đã xong rồi, nhưng câu chuyện vẫn chưa nhiều. Larry King đã phải hỏi một câu hỏi tưởng chừng như chẳng ăn nhập vào đâu nhưng đã giúp người trò chuyện thoát khỏi tình huống này: “Thưa ông Metream, bữa tối ông thường ăn những món gì?” Thế là phòng tuyến của Metream bắt đầu sụp đổ và nhiều chuyện đã bắt đầu ló dạng trước ống kính.

Câu chuyện của Larry King là một tình huống thƣờng gặp trong các chƣơng trình giao lƣu gặp gỡ. Để có thể gỡ đƣợc tình huống này chỉ còn nhờ vào khả năng, bản lĩnh của ngƣời dẫn. Lúc này, không thể có kịch bản nào ứng cứu ngoài ngƣời dẫn.

Bắt đầu trò chuyện, phải làm sao tỏ đƣợc sự quan tâm của mình đối với ngƣời trò chuyện. Mình thật thích thú khi đƣợc gặp họ và chờ đợi những thông

tin của họ. Câu chuyện mở đầu không chỉ giúp khách mời vƣợt qua sự e dè ban đầu mà còn tạo đƣợc sự hứng khởi ngay từ những giây phút trò chuyện đầu tiên:

“MC: Cháu chào chú. NV: Chào!

MC: Rất cảm ơn chú đã tham gia vào chương trình Văn hóa-Sự kiện-Nhân vật của chúng cháu. Cháu phải nói lời chúc mừng chú chứ ạ. Cho cái quyển tiểu thuyết ra mắt công chúng gần đây và được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội. Chú thấy vui không khi liên tục từ Hồ Quí Ly đến Mẫu thượng ngàn luôn luôn được ghi nhận bởi Hội Nhà văn Việt Nam và Hội nhà văn Hà Nội?

NV: (trả lời)

MC: Còn thêm niềm vui nữa, chú biết không, hôm qua cháu đi qua rất nhiều nhà sách để xem quyển này có được nhiều người mua không và người ta mua rất nhiều. Phải qua ba nhà sách cháu mới mua được […]”.

(Văn hóa Sự kiện Nhân vật, VTV3, ngày 29/10/2006) Một bí quyết mà cả truyền hình Mỹ và Pháp đều khuyên: Ngƣời dẫn không nên tiếp xúc nhân vật trƣớc, mà nên để cho các biên tập viên, phóng viên đi gặp, sau đó nghiên cứu, về làm file nhân vật, rồi họp bàn và quyết định sẽ khai thác khía cạnh, chi tiết nào. Ngƣời dẫn chỉ gặp nhân vật 15’ trƣớc khi ghi hình. Điều này giúp nhân vật lẫn ngƣời dẫn không bị trơ lì cảm xúc. Ngƣời dẫn vẫn biết nhân vật của mình nhƣ thế nào qua con mắt của trợ lý và qua tự tìm hiểu, nhƣng không “phải” nghe một câu chuyện 2 lần. Không nên để cho nhân vật biết trƣớc sự chuẩn bị của mình để có thể đón trƣớc những bất ngờ. Ngƣời khách cũng vậy, không phải “nhƣ tôi đã nói”…

Một câu chuyện tạo đƣợc cảm hứng cho ngƣời đối thoại hay không, những phút đầu tiên luôn đóng vai trò quyết định. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự nhạy bén và khả năng ứng phó của ngƣời dẫn.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (Trang 95)